Cách trồng rau sạch chuẩn VietGAP mà hộ trồng trọt nào cũng phải biết

Đã qua cái thời “ăn ngon mặc đẹp”, ngày nay người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm với tiêu chí hàng đầu là sạch, an toàn với sức khỏe của họ và những người thân yêu. Do đó, các hộ nông dân cần hiểu và áp dụng cách trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để luôn đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của mình.

Tiêu chuẩn VietGAP là gì?

VietGAP viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Pratices có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng để thúc đẩy sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch cung ứng cho thị trường trong nước và nước ngoài, đảm bảo an toàn sức khỏe người làm nông nghiệp và bảo vệ môi trường chịu tác động của hoạt động nông nghiệp.

Hiện nay các cơ sở nông nghiệp đáp ứng Quy trình VietGAP có thể đăng ký giấy chứng nhận tiêu chuẩn này, từ đó tăng thêm cơ hội tìm đầu ra cho nông sản.

Để đáp ứng quy trình trên, bạn cần quan tâm đến 4 tiêu chí: kỹ thuật sản xuất; tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn về môi trường làm việc; tiêu chuẩn về nguồn gốc sản phẩm.

>>> Xem thêm: Cách trồng măng tây cho hiệu quả cao, nhà vườn miền Bắc nào cũng có thể áp dụng

Người nông dân cần tuân thủ những quy tắc gì để nông sản của mình đạt tiêu chuẩn VietGAP?

Để cho dễ hiểu hơn, những người nông dân có thể tìm hiểu cách trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP như sau:

– Về đất trồng: chọn đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của cây trồng; Cách xa khu công nghiệp, bệnh viện tối thiểu 2km, với khu vực chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200m; không chứa tồn dư hóa chất độc hại.

– Về nguồn nước: nguồn nước không bị ô nhiễm hoặc phải qua làm sạch; dùng nước sạch để pha chế phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

– Về giống cây trồng: giống cây phải có lý lịch nơi sản xuất rõ ràng, phải qua kiểm dịch; lựa chọn giống tốt, cây con khỏe mạnh, không mang dịch bệnh; hạt giống phải được diệt hết nguồn sâu bệnh trước khi gieo trồng.

– Về phân bón: tăng cường thay thế phân bón hóa học bằng phân hữu cơ hoai mục; không dùng phân chuồng chưa ủ hoai mục, hay phân tươi pha nước; cần kết thúc bón phân trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.

– Phòng trừ sâu bệnh: người nông dân cần tuân thủ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management) như sau:

+ Sử dụng giống cây tốt, chống chịu sâu bệnh

+ Chăm sóc tốt cây trồng để cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh

+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng

+ Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn thời gian thu hoạch.

+ Không sử dụng các loại thuốc cấm cho cây trồng; chọn các loại thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, con người, các động vật khác và môi trường.

– Về thu hoạch: người nông dân thu hoạch rau đúng độ chín, loại bỏ lá già héo, trái sâu bệnh. Sau khi rửa sạch bằng nước, người nông dân đóng gói rau củ quả bằng bao túi sạch như túi nilong, túi MA, niêm phong và vận chuyển tới nơi tiêu thụ.

Gần đây, các nhà vườn trên cả nước đang lựa chọn túi MA để bảo quản rau sạch trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Với ưu điểm sử dụng công nghệ biến đổi khí quyển, túi MA điều chỉnh tỉ lệ khí O2, CO2, N2… trong túi, từ đó thay đổi quá trình trao đổi chất của nông sản, làm nông sản chín chậm hơn, tươi lâu hơn. Thời gian bảo quản với túi MA dài ngắn tùy vào loại rau củ quả, thường từ 3 tuần đến 2 tháng.

>>> Tham khảo thêm: Cách trồng rau mầm đơn giản, nhanh lên để nhà vườn bán quanh năm

Với khả năng bảo quản rau củ quả tươi lâu mà hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, túi MA giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi mua nông sản trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp người nông dân đảm bảo đầu ra sản phẩm bền vững.

Quý nhà nông, chủ nhà vườn, nông trại… có nhu cầu mua túi MA cao cấp chất lượng Nhật Bản để bảo quản nông sản, vui lòng liên hệ với Inabata để được tư vấn và báo giá hợp lý.

Inabata.vn