Cách trồng dâu tây trong nhà cho trái quanh năm

Trồng dâu tây tưởng chừng rất khó nhưng lại rất dễ dàng nếu bạn áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng cách.

Dâu tây là loại cây trồng lâu năm, hằng năm có thể ra hàng tá quả dâu tây chín hấp dẫn. Người ta thường trồng dâu tây tại các nông trường lớn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nghiêm nhặt. Tuy vậy nếu bạn muốn tự trồng loại cây này trong nhà thì hãy tham khảo phương pháp dưới đây nhé.

Công đoạn chuẩn bị

Để bắt đầu trồng dâu tây, trước hết bạn cần có hạt giống, chậu cây và loại đất phù hợp.

Ở Việt Nam hiện nay phổ biến các giống dâu tây từ Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand… Mỗi giống dâu có đặc tính sinh lý và điều kiện phát triển khác nhau. Ví dụ như dâu tây Nhật chịu được nhiệt độ cao, sai hoa sai quả, quả có vị ngọt nên được các nhà vườn nước ta ưa chuộng. Còn dâu New Zealand hay dâu Mỹ lá to, thân cao hơn dâu Nhật, quả cũng to hơn nên năng suất cao hơn, thường được trồng ở các trang trại lớn ở Mộc Châu, Đà Lạt…

Sau khi chọn được giống dâu phù hợp với khí hậu địa phương mình, bạn cần chuẩn bị chậu cây phù hợp. Dâu thường mọc thành bụi cây, thích hợp với chậu cây thấp, đường kính khoảng 20 cm. Dâu tây ưa ẩm nhưng không ưa nước, nên chậu trồng phải hỗ trợ thoát nước nhanh nhất có thể.

Giá thể hay đất trồng cây cũng phải được chế biến tỉ mỉ. Đất trồng dâu tây thường là hỗn hợp của đất thịt màu mỡ, xơ dừa xay nhỏ, trấu hun và phân lân. Đất thịt đập nhỏ, cho vào máy xay hoặc sàng qua rổ cho tơi, sau đó phơi dưới ánh nắng để khử trùng nấm. Xơ dừa sau khi xé và xay nhỏ phải được ngâm qua vôi để khử chát. Trấu hun phải là loại không vụn vỏ trấu, còn nguyên, khi hun cũng không được hun kỹ. Hoàn tất những khâu trên, bạn đã có loại đất trồng dâu tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và sẵn sàng để trồng cây.

Nếu bạn muốn trồng dâu tây thương phẩm để bán thì không cần chuẩn bị chậu, nhưng bạn cần chuẩn bị màng phủ nông nghiệp để che chắn các luống dâu tây, vừa để đất không bị rửa trôi chất dinh dưỡng sau những trận mưa, vừa giúp quả dâu tránh bị bám đất và rễ cây dâu tây luôn được giữ ở mức nhiệt ổn định.

Trồng cây dâu tây trong chậu như thế nào?

Hai cách phổ biến để trồng dâu tây là gieo hạt và trồng cây con. Tuy nhiên hầu hết nhà vườn đều chọn phương pháp trồng cây giống vì không phải bận tâm tỉ lệ nảy mầm và cây con phát triển nhanh hơn.

Sau khi tháo bầu đất, bạn đặt 2/3 bầu đất vào trong chậu, rồi vun đất lên. Lưu ý không nên phủ lên toàn bộ bầu đất để khi tưới nước không bị trôi ra ngoài. Cây dâu tây ưa sáng và rất cần ánh nắng mặt trời để phát triển, đặc biệt là nắng buổi sáng. Do đó bạn cần đặt chậu cây ở nơi có ánh nắng cả ngày. Đối với những hôm buổi trưa nắng gắt, bạn nên phủ lên cây một lớp lưới đen để giảm bớt cường độ nắng và tránh cho cây bị héo, cháy lá.

Nói thêm, đối với các nhà vườn hay trang trại lớn, người ta thường phủ màng phủ nông nghiệp, đặc biệt là loại màng phủ phản quang lên luống đất trước khi trồng. Làm vậy giúp cho cây trồng luôn được đảm bảo độ ẩm trong đất, tăng khả năng quang hợp của cây và diệt sâu bệnh dưới tán cây. Hiện nay công ty Inabata Việt Nam đang cung cấp sản phẩm màng phủ nông nghiệp phản quang cho các nhà vườn trồng dâu tây ở Mộc Châu và thu được nhiều kết quả rõ rệt.

Chăm sóc dâu tây đúng cách

Cây dâu tây cần tưới nước 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối sau 4 giờ chiều, mỗi lần một chai lavie nhỏ. Theo kinh nghiệm của người nông dân, người ta không tưới trực tiếp vào gốc dâu tây mà tưới 1 vòng quanh mép chậu rồi đi dần vào trong, đến khi mặt đất ướt đều và cách gốc 3 cm. Đó là vì rễ chùm của dâu tây không tập trung ở gốc mà tỏa ra thành và đáy       chậu. Thường xuyên kiểm tra xem chậu có thoát nước úng tốt không, nếu thấy đất còn ướt thì ngừng tưới tới lần tiếp theo.

Về phân bón, khi cây chưa ra hoa, bạn có thể hòa phân đạm vào nước tưới một tuần một lần để kích thích tăng trưởng. Khi cây đẻ được 5 ngó thì pha một nửa phân đạm với 1 nửa phân kali, tưới cho tới khi cây bắt đầu ra quả. Những người trồng dâu tây lâu năm cũng khuyến cáo nên dừng sử dụng phân bón 1 tháng trước khi thu hoạch quả, để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Khi cây đẻ lá mạnh, bạn nên tỉa bớt các lá dưới, cắt cách gốc khoảng 2 cm để kích thích ra hoa. Trong thời kỳ đẻ nhánh chỉ nên để từ 4 đến 6 cây con, không nên để nhiều sẽ gây kiệt cây.

Chỉ cần thực hiện đầy đủ theo cách này là bạn cùng gia đình sẽ được thưởng thức dâu tây nhà trồng quanh năm. Mỗi đợt 1 cây dâu tây cho ra quả từ 10 đến 15 trái. Nếu chưa thưởng thức hết mà muốn bảo quản dâu tây hoàn toàn tự nhiên, bạn có thể sử dụng túi MA của Inabata Việt Nam.

Túi MA hay còn gọi là túi thay đổi khí quyển là vật liệu giúp biến đổi tỉ lệ không khí bên trong túi, giúp làm chậm quá trình trao đổi chất của hoa quả. Do đó rau củ quả chậm chín hơn, tươi lâu hơn và hơn hết là bảo quản hoàn toàn tự nhiên, không có tác động của hóa chất. Với túi MA, bạn và gia đình có thể yên tâm thưởng thức dâu tây tươi ngon như vừa mới hái trên cây vậy.

Bạn đọc cần tư vấn thêm về cách trồng dâu tây hoặc tìm hiểu thêm về các sản phẩm như màng phủ nông nghiệp, túi MA, vui lòng liên hệ với Inabata để được tư vấn chi tiết.

Inabata – Bạn của nhà nông!

Inabata.vn