Dưa lê, tên tiếng anh là melon, ngày càng được ưa chuộng và được xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới. Dưa lê cho ra quả quanh năm, mỗi đợt cho năng suất cao từ 1 – 1,5 tấn / sào. Do đó nhiều trang trại đang quan tâm đến cách trồng dưa lê đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc điểm của cây dưa lê
Giống cây này dễ trồng ở nhiều vùng miền nước ta, sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất như đất thịt nhẹ, đất cát pha… Dưa lê dễ chăm sóc, sinh trưởng ngắn, từ 50 đến 65 ngày đã ra quả. Tuy nhiên bà con cần nắm vững kỹ thuật để đảm bảo năng suất và chất lượng.
Về giống, dưa lai siêu ngọt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, với những đặc điểm kích thước quả lớn, vị ngọt thanh, thịt dày, ít hạt… Dưa lê phù hợp với cả khí hậu ôn đới và nhiệt đới, biên độ nhiệt từ 18 – 32 độ C. Bà con miền bắc có thể tiến hành trồng dưa lê từ tháng 2 đến tháng 9, còn bà con miền nam có thể trồng dưa hoặc xen canh quanh năm.
Gieo trồng cây dưa lê
Ngâm hạt giống dưa lê trong nước ấm ( 3 sôi : 2 lạnh ) trong 2 giờ, rồi ủ trong khăn ẩm trong 24 h tiếp theo. Hạt giống hút ẩm và lên nạnh là sẵn sàng ươm cây con.
Bà con có thể gieo trồng ngay hoặc ươm trên khay, sau 14 ngày cây sẽ mọc lá thật. Trước khi trồng bà con nhớ làm đất và bón lót bằng phân ủ hoai mục cho đủ dinh dưỡng. Dùng màng phủ nông nghiệp phủ đều lên luống trồng, vừa giảm thất thoát nước và phân bón trong quá trình tưới và do thời tiết, vừa giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho đất để cây dưa lê phát triển.
Bà con nên tham khảo màng phủ quang học Kokage tân tiến của Inabata với khả năng phản quang ánh sáng mặt trời. Khác với các màng phủ khác trên thị trường, màng phủ Kokage có mặt phản xạ ánh sáng màu trắng, giúp phản xạ ánh sáng mặt trời làm tăng khả năng quang hợp cho cây, giảm sâu bệnh dưới tán lá. Màng phủ Kokage được người nông dân Nhật Bản sử dụng cho cây dưa lê và nhiều loại cây ăn quả chất lượng cao khác.
Dưa lê nên được làm giàn leo để phát triển, nên làm giàn đôi, cây cách nhau 0,5 cm, hàng cách hàng 1, 5 m, mật độ cây 25000 cây / ha. Cắm cọc giàn bên cạnh luống rồi làm cọc ngang hoặc dùng dây nilon buộc lại thành lưới.
Dưa lê cần nhiều nước, bà con nhớ tưới nước thường xuyên vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Lượng tưới tăng dần từ khi cây mới trồng, và giảm dần sau khi dưa lê ra hoa.
Bón thúc dưa lê sau 18 – 20 ngày sau khi trồng bằng 40 – 50 kg phân NPK cho một ha. Sau 7 – 10 ngày sau khi đậu quả, bón tiếp 200 kg NPK và bón 100 kg KCL sau 16 -18 ngày sau khi đậu quả. Để năng suất lên cao thì bà con nên bón phân dễ hòa tan, bón cách gốc 15 – 20 cm.
Chăm sóc và thu hoạch quả dưa lê
Khi cây ra quả, cần bấm ngọn, tỉa cành, chọn quả và loại bỏ những quả còi hoặc kém phát triển. Nếu dưa lê thường ra quả chất lượng tốt nhất từ lá thứ 10 đến lá thứ 15 trên dây chính. Khi ra quả bà con cần chằng thêm dây đỡ chéo ở giàn chỗ có quả để không làm tổn thương dây chính.
Sau khoảng 28 đến 35 ngày kể từ ngày đậu quả, vỏ quả dưa lê bắt đầu chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống cây là thời kỳ thích hợp để thu hoạch. Bà con thu hoạch bằng cách cắt cuống cách quả 3 – 4 cm, chọn quả màu vàng đều, vỗ bên ngoài vỏ thấy tiếng trầm là quả đã mọng nước.
Quả sau khi thu hoạch nên để nơi có mái che để tránh héo vỏ. Dưa lê khi chín để lại mùi thơm hấp dẫn nhiều loại côn trùng phá hoại nên bà con cũng cần lưu ý. Mỗi đợt thu hoạch thường ngắn, chỉ kéo dài trong 1 – 3 ngày.
Từ khi trồng đến khi thu hoạch dưa lê là 60 ngày, cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích trồng. Với nhu cầu dưa lê tăng cao trong nước và cả các thị trường quốc tế, trồng cây dưa lê sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững cho nhiều nhà vườn.