Trái mít (tiếng anh là jackfruit hay jakfruit) là loại trái cây quen thuộc với làng quê nước ta. Trái mít có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, trong đó nổi bật là giống mít Thái Lan với đặc tính năng suất cao, múi mọng, giòn ngọt, hương vị thơm ngon.
Một số đặc điểm của cây mít thái
Cây mít thái có thể đạt chiều cao 9 – 12 m, tán rộng 3,5 – 6,7 m, thân thẳng và sẽ tiếp tục vươn cao nếu không thường xuyên cắt tỉa. Cây mít thái có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, lứa thu hoạch đầu tiên chỉ mất khoảng 12 – 15 tháng. Đất trồng thích hợp là loại có độ pH từ 5 – 7.5, nên còn có thể trồng trên đất đồi.
Cây mít thái chịu hạn tốt, tuy nhiên không chịu được ngập úng, dễ mắc các bệnh về rễ cây. Theo nhiều nhà vườn thì nhiều bệnh thường gặp trên cây mít thái như bệnh thối gốc chảy nhựa xảy ra chủ yếu ở rễ cây.
Mít chín có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, như sấy khô, làm si – rô hay làm món salad; hạt mít có thể luộc hay rang; trái mít non cũng có thể được dùng như một loại rau cho món súp hay món nướng.
Cách trồng và chăm sóc cây mít thái
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì nhà vườn nên trồng mít thái vào đầu mùa mưa (tháng 5 – tháng 7 dương lịch). Trước khi trồng cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70 cm để tránh úng ngập. Mít thái có rễ phát triển sâu vào lòng đất, không tỏa rộng ra xung quanh nên có thể trồng với mật độ dày, mỗi cây cách nhau khoảng 3,5 – 4m.
Bà con đào hố sâu hơn bầu cây con, dùng dao rạch nilon và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) quanh bầu rồi đặt vào trong hố. Rút nhẹ túi đựng bầu ra rồi lấp đất lại, cách miệng bầu 2-3 cm. Sau khi trồng xong bà con tưới nước cho đất ẩm, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển.
Trong năm đầu tiên trồng, bà con bón phân đạm hoặc ure dưới dạng nước tưới. Bà con nên sử dụng thêm màng phủ nông nghiệp phủ quanh gốc cây để giữ ẩm và ngăn cỏ dại mọc, thay thế cho việc dùng rơm và lá cây phủ dưới gốc dễ phát sinh mầm bệnh cho rễ cây mít.
Inabata Việt Nam đang cung cấp màng phủ phản quang nông nghiệp kokage, bên cạnh công dụng như các màng phủ trên thị trường, màng phủ kokage còn có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời. Nhờ đó cây mít thái tăng cường khả năng quang hợp, rút ngắn thời gian sinh trưởng, chống chịu tốt với sâu bệnh.
Khi cây được 2 – 3 năm tuổi, bà con nên bón thêm vôi bột 1,5 kg, 30 – 50 kg phân ủ hoai. Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm bón bổ sung 0,5 kg mỗi loại phân bón trên mỗi cây để bù chất dinh dưỡng cho đất. Bà con hãy đào rãnh xung quanh, bón phân cách gốc 3 – 5 m bằng chiều rộng tán cây.
Từ tháng thứ 6 trở đi, khi cây phân nhánh và phát triển tán mạnh, bà con cần tỉa cành cho cây mít. Từ năm thứ 2 mỗi năm bà con tỉa cành, tạo tán 2 – 3 lần. Cắt bỏ các cành sát mặt đất; tỉa cành cấp 2, cấp 3 cho tán phủ rộng và thoáng; tỉa bớt trái xấu.
Bà con cần phòng trừ một số bệnh trên cây mít thái như sâu đục thân, ruồi đục trái, rầy rệp cắn lá … Một trong các biện pháp phòng ngừa tự nhiên là trồng thêm cây xả dưới gốc mít để xua đuổi sâu bọ. Khi quả được 20 ngày tuổi nên dùng bao lưới để tránh côn trùng.
Mít thái cho thu hoạch đều đặn mỗi năm, thường là vào mùa hè (tháng 5 – tháng 6 dương lịch). Khi thấy trái mít chuyển sang màu vàng, gai nở to, vỗ vào quả nghe tiếng bôm bốp là bạn có thể thu hái được. Dùng dao cắt nhẹ nhàng phần cuống mít để thu hoạch, để ở nơi thoáng mát.