Một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển các polymer có khả năng phân hủy sinh học từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên đang kêu gọi các doanh nghiệp ngành công nghiệp mỹ phẩm hạn chế sử dụng polymer thông thường, làm ảnh hưởng tới ô nhiễm nhựa toàn cầu.
Teysha Technologies, một công ty trong lĩnh vực công nghệ, đang đàm phán với một số thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu để thảo luận về việc sử dụng các polymer snih học có khả năng phân hủy sinh học của họ như một chất phụ gia để hạn chế việc sử dụng – và hiện đang kêu gọi các công ty khác làm theo.
Mặc dù pháp chế về việc sử dụng hạt nhựa trong các sản phẩm mỹ phẩm đã được thắt chặt hơn trong những năm gần đây, ngành công nghiệp này vẫn chủ yếu dựa vào việc sử dụng chúng làm các chất phụ gia trong sản xuất. Trong các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, vi nhưa – các mảnh polymer có kích thước nhỏ hơn 5mm – thường được sử dụng làm chất nhũ hóa và chất điều chỉnh độ nhớt.
Khi các sản phẩm này bị rửa trôi, các mảnh vi nhựa được đưa và trong môi trường, tại các vị trí mà chúng có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc được động vật ăn phải và đưa vào trong chuỗi thức ăn. Theo những con số do Chính phủ Anh đưa ra vào năm 2018, một làn tắm bằng sữa tắm có chứa hạt vi nhựa đóng vai trò làm chất phụ gia có thể thải ra lên tới 100000 các vi hạt ra đại dương. Mặc dù các vi hạt nhựa đóng vài trò tẩy tế bào chêt đã bị cấm trong các sản phẩm mỹ phẩm ở Anh từ năm 2018, hạt vi nhựa từ các nguồn khác vẫn còn tồn tại.
Teysha Technologies cho rằng có rất ít lý do để các nhà sản xuất mỹ phẩm sử dụng các polymer có hại cho môi trường , bởi vì hiện nay đã có sẵn nhiều các hợp chất thay thế than thiện với môi trường hơn.
Matthew Stone, giám đốc điều hành của Teysha Technologies, giải thích:”Polyme đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm, từ việc ổn định công thức đến việc giúp sản phẩm lưu lại trên da lâu hơn. “Tuy nhiên, không có lý do gì để sử dụng những loại hóa chất không bền vững hay gây hại cho môi trường.
“Teysha đã và đang đi đầu trong nghiên cứu phát triển các polymer có thể phân hủy hoàn toàn, trong khi vẫn có tất cả các đặc tính cần thiết để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Điều này đã khiến chúng tôi phát triển một polymer mới có thể tinh chỉnh cho phù hợp với các ứng dụng cần thiết. Mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực được quan tâm và chúng tôi đang làm việc với một số nhà sản xuất mỹ phẩm toàn cầu để xem xét việc sử dụng nền tảng polymer của chúng tôi, hạn chế và loại bỏ các sản phẩm gây hại cho môi trường.
Trong những năm tới, pháp chế sẽ tiếp tục siết chặt việc sử dụng nhựa. Ngành công nghiệp mỹ phẩm châu Âu đang phải đối mặt với những vấn đề xảy ra do việc triển khai hạn chế vi nhựa, đề xuất bởi Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA), sẽ được triển khai vào đầu năm 2022. Việc chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm thay thế có khả năng phân hủy sinh học, than thiện hơn với môi trường từ thời điểm này sẽ tiết kiệm hơn cho doanh nghiệp với các chi phí điều chỉnh và sản xuất.
Vào năm 2019, ECHA đã đề xuất các hạn chế mới đối việc sử dụng “hạt vi nhựa được bổ sung có chủ đích”. Mặc dù có một số trường hợp miễn trừ với những điều khoản đề xuất, đề xuất sẽ đi kèm theo chi phí cải tổ đáng kể để đáp ứng quy định với những đơn vị sản xuất mỹ phẩm. HIệp hội Công nghiệp Mỹ Phẩm Châu Âu đã chỉ ra những tác động mà những hạn chế này sẽ đem lại với ngành công nghiệp. Họ cho rằng đề xuất này là “không cân xứng với tác động” đối với những đơn vị sản xuất mỹ phẩm.
Teysha Technologies đã phát triển ra một lloaijhopwj chất từ nền tảng polycarbonate tự nhiên có thể được sử dụng thay thế cho nhựa có nguồn gốc từ nguyên liệu dầu thô và phân hủy sinh học hoàn toàn. AggiePol, loại nhựa sinh học được dẫn xuất từ những nguyên liệu nông nghiệp bền vững và có thể biến đổi cơ học, vật lý hay hóa học để đáp ứng với những loại ứng dụng tương ứng mà vẫn giữ được khả năng phân hủy sinh học và thời gian phân hủy linh hoạt. Điều này có nghĩa là nó có thể được sản xuất đại trà để sử dụng không chỉ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm mà còn có thể đóng vai trò như vật liệu chức năng trong các ngành khác, như là bao bì mỹ phẩm.