Một năm biến động về giá nhựa

Một lượng lớn nhựa sẽ được đưa vào sử dụng, các cơ hội cho vật liệu tái chế cũng như tác động dạng sóng trong năm 2021 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá nhựa trong năm 2022 theo như nhận xét của các chuyên gia trong ngành.

Michael Greenberg, Giám đốc Điều hành của PlasticsExchange, cho biết: “Các nhà sản xuất nhựa nói chung đã học được một bài học rất quý trong năm 2021, đó là thị trường có thể chấp nhận giá nhựa cao đáng kể trước khi chịu ảnh hưởng bởi vấn đề cung cầu”. “ Tất cả chu kỳ các thị trường và sự sụt giảm trong quý 4 là kết quả tương đối tự nhiên của đợt phục hồi quan sát được trong hai quý đầu của năm 2021. Chỉ khi có yếu tố nào đó làm ảnh hưởng gián đoạn tới sự phục hồi kinh tế, các nhà sản xuất nhựa có thể xoay xở để nắm quyền kiểm soát cán cân cung/cầu tại một thời điểm nào đó để có quyền định giá và bắt đầu một chu kỳ tăng giá nữa với giá hạt nhựa của thị trường.”

Brian Balboa, Giám đốc Thông tin Thị trường của PlasticsExchange, cho biết thêm, nguồn cung nhựa hiện đang dồi dào và người mua dự đoán giá sẽ giảm thêm trong giai đoạn sắp tới. “Chúng tôi cũng đang thấy các nhà sản xuất giảm tỷ lệ sản xuất để không tăng trữ lượng tồn kho, đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ. Theo dự kiến, sẽ chỉ có dưới 4 triệu tấn trự lượng nhựa mới đi vào hoạt động trong năm tới ở khu vực này”. Trữ lượng này, theo ông dự kiến sẽ đến từ:

ExxonMobil và Sabic Gulf Coast Growth Ventures cơ sở gần Corpus Christi, TX, có hai đơn vị PE (polyethylene) với tổng công suất 1.3 triệu tấn/năm.

Khu phức hợp hóa dầu trị giá 6 tỷ USD của Shell Chemical ở Pennsylvania, bao gồm ba đơn vị PE với tổng công suất lên tới 1.6 triệu tấn/năm.

Bayport Polyme ở Texas, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất đơn vị PE tuyến tích mật độ thấp (LLD) với công suất 625000 tấn mỗi năm.

Canada’s Nova Chemicals, dự kiến sẽ đưa đơn vị LLD PE 454000 tấn/năm đến St.Clair, ON.

“Chúng ta vẫn đang có hàng nhập khẩu đổ bộ vào các bờ biển của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Bờ Tây, những đơn hàng đã được đặt nhiều tháng trước đó và cũng góp phần lớn vào quá trình bổ sung nguồn cung cho thị trường”. “Do đó, nguồn cung có sẵn sẽ được mở rộng hơn.” Balboa bổ sung thêm.

Mặc dù nhiều hợp đồng nhựa trong tháng 12 vẫn chưa được xử lý hoàn toàn, Greenberg dự báo mức giảm kéo theo tổng mức giảm giá trong quý 4 đối với các hợp đồng về PE là từ 15 đến 17 cent/pound và khoảng 35 cent/pound với hợp đồng về PP, trong đó bao gồm 28 cent/pount liên quan trực tiếp tới việc giảm chi phí của nguyên liệu đầu vào PGP và 6 tới 7 cent mỗi pound từ giảm tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất, vốn đã được mở rộng từ 2021.

Greenberg cho biết: “Các nhà sản xuất đã đề xuất mức tăng 4 xu mỗi pound với PE, với một nhà sản xuất mong muốn mức tăng lên tới 7 xu mỗi pound”. “Còn quá sớm để đánh giá liệu những nhà sản xuất nhựa có thành công đạt được mức tăng mong muốn như trong tháng 01, tuy nhiên, dựa trên tổng quan nguồn cung vẫn còn dồi dào, đây có thể coi như một tín hiệu tới thị trường về khả năng suy giảm giá cả.”

Greenberg cũng bổ sung rằng việc tăng giá PE có thể được thực hiện trong tháng 01 và tháng 02, “nếu lượng xuất khẩu cuối cùng tháng 12 cho thấy mức tăng lớn hơn nhiều so với kỳ vọng và/hoặc tỷ xuất sản xuất được điều chỉnh đáng kể hay một tình trạng gián đoạn đáng kể xảy ra.”

Mặt khác, PP vẫn được “cung cấp vượt mức và xu hướng giá tổng thể sẽ liên quan chủ yếu tới chi phí PGP, vốn đã giảm đáng kể. Năng lực sản xuất PGP vẫn còn hạn chế và bất kỳ sự gián đoạn sản xuất đáng kể nào đều có thể khiến cho chi phí monomer cao hơn một lần nữa.” Điều này cũng có nghĩa rằng nếu không có sự gián đoạn trong sản xuất PGP hay PP thì biên lợi nhuận của PP có khả năng sẽ giảm hơn nữa.

James Ray của ICIS đưa ra dự đoán rằng về sự gia tăng nhu cầu tái chế nhựa và sử dụng vật liệu tái chế cũng như sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những nố lực tái chế và vật liệu tài chế. “Đó là cơ hội mới cho tái chế”.

Nhựa nguyên sinh thường rẻ hơn nhiều so với một số loại nhựa sau tiêu dùng (PCR) như polyethylene terephthalate tái chế (rPET), do một số nguyên nhân khác nhu từ việc giá dầu giảm đến nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên tăng; sự gia tăng nhu cầu về PCR nhưng nguồn cung còn hạn chế và khan hiếm; chi phí liên quan tới quy trình thu hồi và xử lý phế liệu cũng như đặc tính vật liệu.

Tuy nhiên, sự kết hợp của các yếu tố thị trường và hành động lập pháp tiềm năng chắc chắn có thể khuyến khích nhu cầu sử dụng nhựa tái chế mặc dù chi phí cao hơn, Ray, Phó Chủ tịch Tư vấn, Châu Mỹ, của ICIS cho biết.

Ông cũng giải thích:”5 Hành động vì Thay đổi Bền vững do Nhà sản xuất Nhựa của Hoa Kỳ và Hội đồng Hóa Học Hoa Kỳ đề xuất lên Quốc hội, có khả năng được đưa vào luật trong năm 2022”. “Đây có thể được coi là nước đi đầy tham vọng cùng với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp nhựa, được coi là một chiến thắng vô cùng quan trọng theo phương diện lập pháp cho phát triển bền vững.”

Cuối cùng, những điều này cũng có nghĩa là “nhựa tái chế cơ học và sản phẩm tái chế hóa học đầu ra có thể được bán với phí bảo hiểm đáng kể, tùy thuộc vào chất lượng tương quan. Kể từ năm 2014, rPET của Mỹ đã có sự chuyển dịch từ bán với giá chiết khấu 373$/tấn so với loại nguyên chất xuống mức phí bảo hiểm 184$/tấn vào năm 2021. Tại châu Âu, rPET được bán với giá cao hơn 30% so với loại nguyên chất. Việc xử lý thành chất nguyên sinh ở mức 30% sẽ làm tăng chi phí lên 9%, Ray cho biết.

Đó là một sự thay đồi hoàn toàn với hiệu suất của PCR trong lịch sử.

Ray cũng cho biết: “Trong suốt chiều dài lịch sử tái chế nhựa, PCR” đã được bán với mức chiết khấu hai chữ số phần trăm so với nguyên liệu do hiệu suất thấp và thiếu thị trường đầu ra. Kinh nghiệm và mô hình chi phí đều cho thấy tái chế cơ học là một thị trường khó kiếm tiền và việc tái chế hóa chất là không khả thi trong tình trạng giá dầu đang thấp dưới sự sắp xếp của nguyên liệu thô thay thế và giá trị bao tiêu.

Nhưng hiện tại, với hơn 2500 đơn vị tái chế cơ học và 150 cơ sở tái chế hóa chất trên toàn cầu với hơn 60 đơn vị cấp phép công nghệ, được liệt kê trong Bộ theo dõi nguồn cung tái chế của ICIS, tái chế là một thị trường màu mỡ. Trên toàn cầu, tôi ước tính có trên 10 tỷ USD đầu tư vào các cơ sở tái chế hóa chất, Ray cho biết.

“Tương lại sẽ được định hình bởi quy định của chính phủ, trong đó có quy định 30% hàm lượng tái chế; 800$/tấn phí cho nhựa chôn lấp và hàng trăm đô la mỗi tấn thuế phí với polyme nguyên chất – giải pháp mà các chính phủ thường ưu tiên sử dụng”.

Trên thực tế, mức 30% ủy quyền của chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiêu chuẩn hóa các vấn đề cho tương tai và loại bỏ nhiều nhầm lẫn, nhưng cũng sẽ làm suy giảm sự ủng hộ các công ty hướng tới một tỷ suất cao hơn. Theo Ray, “các nhà tái chế hóa chất thông minh sẽ sẵn lòng chấp nhận nguồn nhựa phế thải và chỉ tính mức phí 600 USD/tấn để xử lý chúng một cách bền vững – một động thái sẽ cải thiện đáng kể lợi nhuận của việc tái chế hóa chất. Thuế đối với polyme nguyên chất sẽ thúc đẩy quá trình tái chế nhưng cũng làm tăng giá thành nguyên liệu của nhựa và có khả năng khuyến khích các lựa chọn ít thân thiện với môi trường hơn như túi giấy, vốn xả thải nhiều khí CO2 hơn và yêu cầu chặt cây để sản xuất”.

Cuối cùng, “tái chế đang có tương lai rất tươi sáng, nhưng cũng sẽ có rất nhiều khó khan trên đường đi, vì ngành công nghiệp này sẽ phải vật lộn để phát triển đáng kể và nhanh chóng”, Ray kết luận. “Tái chế cơ học sẽ phải đối mặt với thời gian xử lý dài khi tìm kiếm trang thiết bị để phát triển. Nhiều công nghệ tái chế hóa chất tiên tiến sẽ được phát triển và tinh chỉnh, và cũng sẽ mất nhiều năm để những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này xuất hiện. Cả hai sẽ cạnh tranh nhau với nguồn nguyên liệu hạn chế cho đến khi những hệ thống thu gom phát triển ổn định và khả năng tích hợp khả thi.”