Thiết kế mới – áo mưa làm từ nhựa sinh học có nguồn gốc từ tảo

Nhà thiết kế đến từ New York Charlotte McCurdy đã tạo ra một chiếc áo mưa từ một loại nhựa sinh học có nguồn gốc từ tảo biển, là nguồn vật liệu cố định để giảm tỷ lệ CO2 trong không khí.

Bộ áo này được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học mà McCurdy phát triển thuần túy từ các polymer sinh học dẫn xuất từ tảo.

Người sinh viên tốt nghiệp từ Rhode Island School of Design cho biết: “Chiếc áo khoác này được thiết kế theo tiêu chí “carbon-negative” – carbon âm tính vì chúng được làm từ các loại tảo biển, đáp ứng nhu cầu của chúng ta với cường độ ánh sáng mặt trời hiện tại”.

“Loại nhựa có nguồn gốc từ tảo này đóng vai trò cố định carbon trực tiếp từ khí quyển và làm giảm lượng CO2 có mặt trong không khí”.

Tảo được xử lý kết dính với nhau bằng nhiệt độ và đổ vào các khuôn được chế tạo riêng để đảm bảo nhựa đáp ứng được quy trình đóng rắn.

Sau khi cô đặc và đóng rắn, nhựa tảo sẽ được phủ một lớp sáp mỏng để cải thiện khả năng chống thấm nước.

McCurdy giải thích:” Tôi đã phát triển một loại sáp chống thấm hoàn toàn từ thực vật vì những loại sáp có sẵn trên thị trường hoặc các công thức đã được công bố đều hoặc có nguồn gốc từ dầu mỏ, thiết kế từ paraffin, hoặc không phải là nguyên liệu xanh, thiết kế từ sáp ong”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu vân may vá được cắt thẳng vào trong nhựa khi vẫn còn trong khuôn, trước khi được lắp ráp và thiết kế thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quy trình thiết kế chiếc áo này hiện nay vẫn đang được xử lý thủ công.

McCurdy cho biết: “Từng sợi chỉ hay dây buộc áo khoác đều không chứa các thành phần carbon hóa thạch”.

>> Xem thêm : Chính phủ Anh ban hành chính sách về nhựa sinh học để chấm dứt những quan niệm mơ hồ và dễ gây hiểu lầm

Cô cũng cho biết: “Cúc dập hay sợi visco đều có thể được làm từ những sợi cellulose có nguồn gốc thực vật. Tạo mẫu, may vá và lắp ráp biến những tấm nhựa tảo thô thành những chiếc áo khoác được tôi thực hiện hoàn toàn trong studio của mình”. “Quy trình sản xuất của t

Điều quan trọng trong thiết kế của McCurdy là không giống như những loại nhựa khác, vật liệu của cô được phát triển hoàn toàn từ tảo chứ không phải là “bằng một số loại tảo”.

Ví dụ như cô không sử dụng những vật liệu trong công nghiệp thực phẩm như ngô hay đường cho quá trình sản xuất áo khoác. Điều này sẽ không ảnh hưởng làm chuyển dịch nguồn tài nguyên tiêu dùng của con người.

ôi hoàn toàn chạy bằng điện và studio của tôi chạy điện tái tạo”.

Điều quan trọng trong thiết kế của McCurdy là không giống như những loại nhựa khác, vật liệu của cô được phát triển hoàn toàn từ tảo chứ không phải là “bằng một số loại tảo”.

Ví dụ như cô không sử dụng những vật liệu trong công nghiệp thực phẩm như ngô hay đường cho quá trình sản xuất áo khoác. Điều này sẽ không ảnh hưởng làm chuyển dịch nguồn tài nguyên tiêu dùng của con người.

Thay vào đó, cô sử dụng tảo, những loài tảo có rất nhiều trong môi trường. Nhà thiết kế cũng cho biết: “Ba phần tư bề mặt trái đất là đại dương. Nếu chúng ta muốn phá vỡ sự phụ thuộc vào các nguyên liệu carbon hóa thạch, carbon được cố định từ tảo và trở thành các vật liệu có tính bền là cơ hội mà chúng ta không thể bỏ qua”.

Hình ảnh của chiếc áo mưa này được công bố trên tạp chí Nature và trưng bày tại Cooper Hewitt Design Triennial – một triển lãm lớn. Caroline Bauman, giám đốac Cooper Hewitt đã chia sẻ rằng sẽ cho thấy “cách các nhà thiết kế có thể cứu hành tinh này”.

McCurdy hy vọng sẽ có thể cho thấy tương lai của ngành vật liệu, không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, mà thay vào đó là chuyển đổi sang các nguồn carbon khác để tạo ra nhựa.

“Dự án của tôi được gọi là After Ancient Sunlight vì chúng ta đã xây dựng nên xã hội trên nền tảng những nguồn năng lượng tạo ra từ ánh sáng của thời cổ đại. Những nguồn năng lượng này được lưu trữ trong các liên kết hóa học giữa các nguyên tử carbon hình thành nhờ quá trình quang hợp từ thời cổ đại.”

Nói cách khác, phần lớn những nguyên liệu được sử dụng để xây dựng nên xã hội và cộng đồng cho tới nay đều được làm từ – nhựa, xi măng và thép – dựa trên nguồn phân tử carbon đã được cố định từ sinh vật quang hợp dưới ánh sáng mặt trời trong hang triệu năm trước, trước khi biến thành dầu mỏ dưới tác động của nhiệt và lực.

Chiếc áo mưa của McCurdy không chỉ là một vật dụng hang ngày mà nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cao hơn thế, nâng cao nhận thức về thực tế của biển đổi khí hậu dưới dạng thời tiết.

Cô cũng hy vọng nó sẽ hoạt động như một biểu tượng. Biểu tượng của thực tế rằng công cụ và công nghệ mà chúng ta cần để chống lại biến đổi khí hậu đã có sẵn trong tay.

Cô chia sẻ: “Chiếc áo khoác hướng bạn tới một tương lai nơi mà chúng ta không còn phụ thuộc vào việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch”.

“Chúng ta cần xác định tầm nhìn tới tương lại lý tưởng để cùng chung tay hướng tới, để xúc tác hành động chứ không phải những câu chuyện hão huyền về việc chúng ta phải chấp nhận thất bại. Tôi tin rằng kiểu hình dung này sẽ làm rõ vai trò của thiết kế khi đối mặt với những thách thức của xã hội.

Cô cũng giải thích việc biến hy vọng thành những sự thay đổi thực tế phụ thuộc rất lớn vào các công ty và trung tâm công nghiệp.

“Chúng ta đang sống trong thời điểm mà các công ty phản ứng nhanh hơn chính phủ đối với các yêu cầu của cư dân. Đây là điều gây khó chịu nhưng cũng là cơ hội.”

“Chúng ta không có thời gian để xây dựng lại hướng tiếp cận của mình đối với chủ nghĩa tư bản và đưa ưu tiên của biến đổi khí hậu lên hang đầu, vậy tại sao không sử dụng chủ nghĩa tiêu dùng như một động cơ để thúc đẩy tác động mà mình mong muốn tới khí hâu.”

After Ancient Sunlight là luận án tốt nghiệp của McCurdy từ Rhode Island School of Design. Giai đoạn tiếp theo, McCurdy đang viết một cuốn sách tự sự về vật liệu và biến đổi khí hậu nhằm giúp người tiêu dùng thay đổi nhận thức và đòi hỏi những thay đổi mà họ muốn.

>> Xem thêm : Hệ thống ép nước cam Carlo Ratti’s phục vụ trong cốc nhựa sinh học được làm từ vỏ cam

Chiếc áo mưa là một phần trong một loạt các thiết kế thời trang sử dụng tảo gần đây, gồm có áo phông có thể phân hủy, giày thể thao đúc phun của thương hiệu giày Native của Canada và một loạt các trang phục sinh học từ nhà thiết kế Roya Aghighi.

Tuy nhiên, chiếc áo mưa vẫn là dự án duy nhất mà nguyên liệu được phát triển hoàn toàn, chứ không phải một phần, được làm từ tảo.