Bài học từ Ấn Độ : nhựa tự hủy sinh học trở nên phổ biến ở Ấn Độ, một lựa chọn xanh từ ngành công nghiệp nhựa

(bài viết lược dịch từ Scroll.in)

Với ngành công nghiệp nhựa, nhựa tự hủy sinh học là sự thay thế sống còn.

Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc đề cập đến nhựa là một thành công không hoàn hảo của thế kỷ XX. Vật liệu nhựa đã thay đổi lối sống của hàng triệu người, đem đến sự tiện nghi lớn nhưng lại không thể giải quyết bài toán sau cùng : rác thải nhựa.

Bài học từ Ấn Độ

Tại Ấn Độ, người ta đã thay đổi chủ đề “từ chối sử dụng túi nhựa” sang “chống lại nhựa dùng một lần”. Một nỗ lực mới để giảm thiểu ô nhiễm.

Có nhiều cách được người dân Ấn Độ sử dụng để thay thế cho nhựa dùng một lần, như mang giỏ lồng đi chợ thay vì dùng túi ni lông, hay dùng chai để đựng nước thay cho việc mua nhiều chai nhựa… nhưng không phải trường hợp nào cũng dễ thay thế, mà cách thay thế tốt nhất là thay đổi lối sống.

Người Ấn Độ đã bắt đầu thu gom rác thải, bao gồm các loại nhựa sinh học có thể tự phân hủy, và xử lý tại nhà để sản xuất phân bón. Chỉ cần một cái thùng, phân cá bống và giun đất, họ có thể tạo điều kiện sinh hóa thích hợp để nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn (thành nước, CO2 và các thành phần hữu cơ có lợi trong phân bón).Bai-hoc-ve-nhua-tu-An-Do

Bài học về nhựa từ Ấn Độ

Tai nạn chỉ diễn ra khi những chú giun bò ra ngoài và cần bắt lại để chúng làm nốt nhiệm vụ. Ngoài ra thì việc này hoàn toàn dễ thực hiện.

Thói quen mới trong việc sử dụng nhựa sinh học giúp người Ấn Độ giảm đáng kể lượng túi ni lông và bao bì nhựa thải ra mỗi năm.

Nhựa sinh học cũng có nhiều loại.

Nhựa sinh học được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau, từ thực vật như ngô, lúa mì, lúa… từ động vật như phế phẩm sau khi chế biến cá… Việc phát triển thêm nhiều nguồn nguyên liệu cho nhựa sinh học giúp các quốc gia có thêm nhiều lựa chọn, và giúp bảo đảm an ninh lương thực.

Nhựa sinh học còn được phân loại theo cấu trúc. Người ta có thể tạo ra nhựa sinh học PE có cấu trúc polymer y hệt như nhựa PE tạo ra từ dầu mỏ. Loại nhựa sinh học này khó có thể tự phân hủy nên cần được tái chế hoặc thu gom và xử lý.

Nhựa sinh học còn có một dạng khác là nhựa sinh học tự phân hủy, đang ngày càng phổ biến tại Ấn Độ. Năm 2009, Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm đã thử nghiệm 10 mẫu nhựa sinh học cung cấp tại quốc gia này, và chỉ có 4 mẫu có thể tự phân hủy. Nhưng tới thời điểm này, tỉ lệ đã là 9 trên 10 mẫu.

Nhựa tự phân hủy trong nhiều điều kiện khác nhau, có loại phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ cao, có loại phân hủy dưới tác động của ánh sáng mặt trời, của nước… Sẽ mất trung bình 40 ngày để phân hủy nhựa trong những điều kiện thích hợp như thế.

Xu-ly-nhua-tu-huy-sinh-hoc

Xử lý nhựa tự hủy sinh học

Kết quả của quá trình phân hủy là CO2, H2O và các thành phần hữu cơ khác mà sau đó sẽ được phân hủy hoàn toàn bởi vi khuẩn.

Tựu chung lại, ta có thể đưa ra kết luận rằng nhựa sinh học là xu thế tất yếu. Ở phía người dùng, chúng ta nên học hỏi người Ấn Độ việc thay đổi thói quen tiêu dùng hằng ngày. Hãy bắt đầu những việc nhỏ nhất như :

  • Phân loại rác thải trước khi đổ đi
  • Tái sử dụng nhựa khi có thể
  • Sử dụng vật dụng thay thế vật dụng bằng nhựa nếu có thể

Suy cho cùng, những việc làm bảo vệ hành tinh Trái Đất cũng là để bảo vệ cho tương lai loài người.

>>> Xem thêm: Bao bì nhựa sinh học – giải pháp bảo vệ môi trường

Inabata.vn