Liệu nhựa sinh học có thể có một chỗ đứng trong ngành sản xuất ô tô?

Nhu cầu sử dụng nhựa sinh học trong ngành công nghiệp ô tô đã có từ thế kỷ trước (từ những năm 1910) khi Henry Ford trải nghiệm các vật liệu có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp.

Ford Model T được đánh giá là chiếc xe có ảnh hướng lớn nhất thế kỷ XX khi nó được chế tạo từ chất liệu nhựa sinh học từ gluten lúa mì và sợi amiang.

Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu chế tạo vật liệu sinh học, khởi đầu từ năm 1910 và có kết quả khả quan lần đầu vào năm 1940. Ở thời điểm đó Ford liên tục tiến hành những thử nghiệm với nhựa sinh học, với kỳ vọng tìm ra được loại vật liệu của tương lai cho ngành công nghiệp ô tô.

Tuy nhiên quá trình nghiên cứu bị gián đoạn do hai cuộc chiến tranh thế giới.

Kể từ đó đến thế kỷ XXI, nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ càng chiếm ưu thế trong sản xuất phương tiện đi lại. Chỉ đến khi những báo cáo về môi trường bị ảnh hưởng do nhựa trở nên nổi tiếng, các nhà sản xuất mới tỏ ra hứng thú với nhựa sinh học.

Các loại nhựa sinh học được sử dụng phổ biến nhất trong ngành này có nguồn gốc từ:

  • Các loại chất xơ tự nhiên từ đậu nành
  • Các loại sợi từ cây và lõi ngô

Năm 2018, Ford bắt đầu thử nghiệm nhựa sinh học cho vật liệu trên xe hơi của mình, nhằm làm cho ô tô nhẹ hơn. Một số loại nhựa sinh học tiêu biểu được sử dụng là:

  • Bio-PA và vật liệu tổng hợp của chúng. Bio-PA được chế tạo từ dầu của cây thầu dầu. Ứng dụng bao gồm đầu nối, mũi phanh, đường dẫn nhiên liệu..
  • PLA dùng cho nội thất xe, chẳng hạn như thảm và các loại bọc
  • Bio-PP dùng thay thế cho polypropylen cho nhiều ứng dụng như cánh lướt gió, bảng điều khiển, điều hòa không khí, ống dẫn khí, nắp pin…

Trong bối cảnh tài nguyên hóa thạch đang cạn kiệt và tình hình thế giới khiến nguồn nguyên liệu này có giá thành cao, việc phát triển nhựa sinh học được xem là hiệu quả và có tính bền vững.

Xem thêm: Bao bì nhựa sinh học – giải pháp bảo vệ môi trường

                    Ngành công nghiệp lốp xe và các cơ hội về nhựa sinh học