Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng khỏe mạnh cho thu hoạch 60 năm

Sầu riêng ở Tây Nguyên và Nam Bộ là cây trồng nổi bật, có giá trị kinh tế cao và được xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc … Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sự tỉ mẩn của người nông dân.

Cây sầu riêng là loại cây ăn quả lâu năm nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia… ở Việt Nam, cây sầu riêng được trồng phổ biến ở đông nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Cây sầu riêng mỗi năm ra quả một lần với năng suất rất cao. Trái sầu riêng có mùi vị rất đặc trưng, nếu ai ăn được thì rất dễ “nghiện”. Bởi vậy nên sầu riêng được ưa chuộng không chỉ ở thị trường trong nước mà ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Hôm nay, bà con hãy cùng Inabata tìm hiểu cách trồng sầu riêng năng suất cao, đem lại lợi nhuận lâu dài.

Đặc điểm của cây sầu riêng

Sâu riêng là giống cây ăn quả nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm nên khu vực đông nam á rất thích hợp để loại cây này phát triển. Nhiệt độ cho cây sầu riêng phát triển mạnh nhất là từ 22 – 30 độ C, nếu nhiệt độ tăng cao bà con cần có phương án giải nhiệt cho cây.

Sầu riêng ưa ẩm nhưng chịu ngập nước không tốt, nên nhà vườn cần hạn chế úng ngập cho cây vào mùa mưa.

Loại cây thân gỗ này có thể cao tới 30 m, tán rộng nhưng thưa, rễ mọc sâu 7 – 9 m dưới lòng đất. Mỗi năm sầu riêng ra hoa một lần, là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm trên cây. Do nở hoa vào ban đêm nên được thụ phấn chủ yếu nhờ dơi và bướm đêm.

Sau khi trồng 3 – 4 năm người nông dân mới có thể thu hoạch lứa sầu riêng đầu tiên.

Cách lấy giống sầu riêng

Sầu riêng được trồng chủ yếu từ phương pháp ươm hạt mầm hoặc chiết cành. Ươm trồng bằng hạt là phương pháp hữu tính, sử dụng hạt sầu riêng để ươm mầm và gieo vào bầu đất. Khi cây con phát triển thì đánh ra hố trồng ngoài vườn.

Với chiết cành, người ta lựa chọn những cành giống khỏe mạnh, sạch sâu bệnh để chiết. Dùng dao cắt khoanh một đoạn vỏ từ 5 – 9 cm, tùy vào kích thước cành chiết để điều chỉnh. Chỗ chiết cách ngọn cành 60 – 70 cm, cách gốc cành ít nhất 10 cm.

Chờ 2 – 3 ngày cho tầng mặt gỗ đã khô thì đắp bùn rơm, xơ dừa… quanh chỗ đã bóc vỏ rồi bọc túi nilon đen để tránh rêu mốc phát triển và tránh ánh nắng. Sau khi bầu chiết ra rễ bà con có thể cắt cành ra trồng trong bọc nilon như cây con trước khi đánh ra vườn trồng.

Ngoài ra, một số nơi còn áp dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ghép cành vào gốc ghép chữ U hay chữ T, hoặc ghép cành non bằng phương pháp tháp cành.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng

Trước khi trồng, bà con lưu ý làm hố trồng trước 15 – 20 ngày, mỗi hố cách nhau 10 – 12 m. Bà con bót lót phân hữu cơ vi sinh và thường xuyên tưới ẩm hố trồng.

Đến ngày trồng, bà con đảo đất và phân bón trong hố cho đều, rồi đặt bầu vào giữa hố, độ sâu khoảng 20 cm, đặt bầu cao hơn mặt đất 2 – 3 cm. Vun đất lên sát miệng bầu và miệng hố để khi tưới nước không bị đọng ở rễ. Bà con nên tưới ngay sau khi đặt bầu.

Bà con phủ màng phủ nông nghiệp quanh hố trồng để giữ ẩm, chống rửa trôi đất và ngăn cỏ dại mọc. Ngoài ra, bà con có thể lựa chọn màng phủ phản quang nông nghiệp Kokage của Inabata, có công dụng tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng, nhờ đó tăng khả năng sinh trưởng của cây sầu riêng.

Cuối cùng bà con cắm cọc tre, nứa … dài khoảng 1 m để giúp cây con đứng thẳng.

Cây con mới trồng bộ rễ chưa phát triển đầy đủ để hút nước, bà con cần tưới thường xuyên để giữ ẩm đất. Bà con cũng có thể dùng lá chuối, lá dừa khô, vải đen… để che nắng cho cây con.

Giai đoạn cây còn non phát triển chậm, cần được chăm sóc kỹ để cây phát triển cân đối, khỏe mạnh. Mỗi năm bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh cách gốc cây 20 – 30 cm. Trong 3 năm đầu bón nhiều phân đạm và lân để kích thích cành, rễ phát triển. Năm thứ 4 trở đi bón nhiều kali để kích thích ra trái.

Khi cây con được 6 – 8 tháng, bà con chọn một thân chính khỏe nhất, vươn thẳng làm thân chính, cắt tỉa các cành ngang mặt đất từ 1 m trở xuống để phần gốc được thông thoáng.

Ba năm đầu khi cây ra hoa, bà con không cần thụ phấn cho cây, khi cây lên quả non có thể ngắt bỏ, tránh làm cây mất sức. Sang đến năm thứ 4, hoa sầu riêng thường nở vào buổi tối, bà con có thể ngắt một chùm hoa rồi dùng nhị hoa này để thụ phấn cho các chùm hoa khác. Ngắt bớt hoa trong mỗi chùm, chỉ để lại tối đa 10 bông / chùm. Bà con nên ghi chép lại những đợt hoa xả nhị, đánh số, đánh dấu cây trong từng đợt.

Hầu hết hoa sầu riêng sẽ đậu trái, nên cần thiết phải tỉa bớt nhằm đảm bảo chất lượng và trọng lượng trái. Khi trái được 3 – 4 tuần, bà con tỉa những trái nhỏ, trái méo, trái bị sâu bệnh. Khi trái được 8 tuần, bà con tỉa những trái dị hình, cong vẹo. Khi trái được 10 tuần, bà con cắt tỉa trái dị hình thêm một lần nữa.

Để cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển cơm, thích thước và hình dạng trái, bà con chỉ giữ lại 2 – 3 quả / chùm, khoảng 70 – 120 quả / cây. Trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tỉa bớt quả, tập trung dinh dưỡng cho các quả còn lại.

Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch vào khoảng 4 tháng. Bà con nên thu hoạch trái chín từ 5 – 7 ngày, tránh tình trạng thu hoạch trái non hay chín quá. Trái sầu riêng chín có rãnh quả sâu, gai mềm, vỏ nở ra do múi sầu riêng nở.

Sầu riêng trồng năm thứ 4 và năm thứ 5 cho trái lớn nhất, các năm tiếp theo kích thước trái nhỏ hơn. Sầu riêng có thể cho thu hoạch liên tục trong vòng 50 – 60 năm, đem đến lợi nhuận cao và lâu dài cho nhà vườn.