Có thể bạn chưa biết, cà rốt được trồng từ những năm 1970s và là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Gần đây mô hình trồng cà rốt quy mô lớn đã phát triển và được nhân rộng trên cả nước.
Cà rốt rất phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Trong cà rốt chứa nhiều beta – carotene có vai trò phát triển khả năng thị giác, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra còn có nhiều vitamin K, vitamin B và nhiều khoáng chất thiết yếu.
Cách trồng cà rốt cũng rất đơn giản, nhà vườn có thể dễ dàng áp dụng tại địa phương mình.
Cà rốt có những giống nào
Cà rốt được gieo trồng phổ biến hiện nay là giống địa phương do nông dân tự sản xuất. Những giống này có thời gian sinh trưởng 95 – 110 ngày, cho năng suất trung bình cao, củ 18 – 22 cm.
Một số giống phục tráng từ giống thuần chủng địa phương cho năng suất tương đối cao trên 30 tấn / ha. Ngoài ra còn một số giống ngoại nhập như giống Ti-103, giống new kuroda Nhật Bản, giống nantaise, seamlienee, tim-tom của Pháp… có củ to và năng suất cao.
Chuẩn bị đất trồng
Cà rốt thích hợp nhất là trồng ở bãi bồi ven sông, trên đất phù sa, đất thịt nhẹ với đất cát pha. Bà con làm đất 2 tuần trước khi trồng. Cày bừa, phay nhỏ cho đất thật tơi xốp, kết hợp với việc dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Sau đó bà con lên luống, chiều rộng từ 85 – 90 cm, độ cao 20 – 25 cm, rãnh rộng từ 25- 30 cm.
Lên luống xong bà con bón lót với phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục. Cuối cùng bà con phủ một lượt màng phủ nông nghiệp lên mặt luống để giữ ẩm và tránh rửa trôi đất. Màng phủ phản quang nông nghiệp Kokage do Inabata phân phối còn có công dụng phản xạ ánh sáng mặt trời, giúp tăng cường khả năng quang hợp, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển, rút ngắn thời gian thu hoạch cà rốt. Nhiệt độ cao ở mặt dưới tán lá còn loạt trừ khả năng phát triển của các loài sâu bọ gây hại.
Trồng và chăm sóc cà rốt
Cà rốt có thể phát triển từ một phần củ, nhưng để trồng số lượng lớn thì cần trồng theo cách gieo hạt. Hạt giống cà rốt có tỉ lệ nảy mầm trên 90% nên chỉ cần ủ mầm là có thể đem ra ruộng trồng.
Ngâm hạt giống trong nước ấm tỉ lệ 3 sôi : 2 lạnh trong 8 – 10 tiếng và ủ 2 ngày trong khăn ẩm cho hút nước. Sau đó bà con gieo hạt giống với lượng 15 kg / ha. Bà con gieo theo 3 hàng trên luống, dùng que tạo hốc xuyên qua màng phủ phản quang, mỗi hốc sâu 10 cm. Gieo xong bà con rắc thêm một lượt tro hun để vun hốc, rồi tưới nước một lượt tạo độ ẩm.
Từ khi gieo hạt đến khi cây được 2 – 3 lá, bà con tưới đều theo rãnh bằng phương pháp tưới phun sương, đảm bảo độ ẩm duy trì ở 90%.
Khi cây mọc cao 4 – 5 cm, thì bắt đầu nhổ bớt cây con, để mỗi cây cách nhau 7 – 8 cm. Cây mọc cao 7 – 10 cm tỉa thưa thêm một lần nữa.
Cà rốt có thời gian sinh trưởng từ 100 – 130 ngày tùy giống cây. Trong vòng 3 tuần cuối, củ cà rốt bắt đầu phát triển tăng kích thước. Lúc này bà con giảm lượng tưới sao cho đảm bảo độ ẩm trong đất còn 60 – 70%. Bà con tiến hành thu hoạch khi chân lá ngả vàng, củ có kích cỡ trung bình 20 cm, đường kính 3 – 4 cm.
Nhổ cả củ cà rốt, rũ đất cho sạch rồi cho vào túi đóng gói là có thể vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Ở nước ta đã có nhiều vùng trồng cà rốt lớn như Đức Chính, Thái Tân (Hải Dương), Lâm Đồng (Đà Lạt) … Nhà vườn trên cả nước đều có thể áp dụng và nhân rộng mô hình này để phát triển thành một vùng nguyên liệu xuất khẩu bền vững.