Một cơ quan nghiên cứu khoa học đang nghiên cứu sự liên quan giữa hao mòn lốp xe với ô nhiễm vi mô. Đồng thời việc các nhà lập pháp ở liên minh châu Âu (EU) gia tăng kiểm soát đã khiến ngành công nghiệp lốp xe trị giá 180 tỉ đô la gặp nhiều trở ngại.
Các công ty sản xuất lốp xe đã tăng cường vận động hành lang với các nhà lập pháp EU trước các quy định cứng rắn về lốp xe. Tin tức được đưa ra bởi LobbyFacts.eu, một trang web theo dõi dữ liệu vận động hành lang của EU.
Các quy định được đưa ra kể từ các nghiên cứu khoa học gần đây về lốp xe và ô nhiễm môi trường. Cardno ChemRisk, một công ty tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ đã làm việc với Johnson & Johnson, BP Plc, Ford Motor Co để làm rõ vụ kiện phơi nhiễm hóa chất do lốp xe.
Hạt nhựa từ vỏ lốp xe đang thải ra môi trường mỗi năm gây ảnh hưởng đến môi trường đất và không khí. Hạt nhựa khó tiêu hủy trong môi trường dễ dàng thâm nhập vào nước, thực phẩm và thậm chí là cả cơ thể người. Cảnh báo gần đây của WHO còn cho thấy hạt nhựa đã được tìm thấy ở những dặm băng mới ở gần nam cực, cho thấy hạt nhựa đã trôi nổi trên các đại dương trong thời gian dài.
Ít nhất 10 nghiên cứu kể từ 2014 bởi các học giả và chuyên gia tư vấn đã chỉ ra ma sát giữa lốp xe và đường là một trong những nguồn phát sinh hạt nhựa lớn nhất thải ra môi trường. Những hạt nhựa này có kích thước micromet, và dễ dàng phát tán trong không gian.
Tuy vậy, ngành công nghiệp lốp xe đã công bố ít nhất mười nghiên cứu trong thập kỷ qua, cho thấy sự ma sát giữa lốp xe với mặt đường chỉ sinh ra những rủi ro tối thiểu với môi trường và con người.
Các báo cáo này được công bố đầy đủ hoặc một phần của Cardno ChemRisk, theo đánh giá của Reuter về các tài liệu. Ba trong số các báo cáo được công bố từ năm 2017.
Trên trang web của mình, Cardno ChemRisk nói rằng các báo cáo của họ không chịu ảnh hưởng bởi các công ty sản xuất lốp xe, cũng như bởi các hiệp hội thương mại.
Tuy vậy, các nhà sản xuất lốp vẫn phải đối mặt với các quy định mới ngày càng khắt khe. Trong đó, tiêu chuẩn tối thiểu cho thiết kế lốp xe phải đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm hạt nhựa, chẳng hạn như tốc độ mài mòn lốp xe hay độ bền.
Để đáp ứng những yêu cầu này, các nhà sản xuất sẽ phải chi hàng tỉ đô để thiết kế các loại lốp xe theo tiêu chuẩn mới, cùng với đó là thay đổi dây chuyền, kiểm định…
Đến lúc này, người ta mới xem xét đến khả năng dùng nhựa sinh học làm lốp xe. Lốp xe làm từ nhựa sinh học vẫn có thể tạo ra các hạt nhựa siêu nhỏ do quá trình ma sát, nhưng những hạt nhựa này có thể bị phân hủy hoàn toàn thành CO2, H2O và các thành phần có cấu trúc sinh học khác.
Việc thay đổi loại nhựa sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí thay đổi dây chuyền của các nhà máy, giải quyết vấn đề chi phí và cả vấn đề môi trường cùng một lúc. Đây là cơ sở để hàng loạt phòng nghiên cứu vật liệu ở châu Âu chuyển sang nghiên cứu vật liệu thay thế như nhựa sinh học, ngay trong thời điểm dịch covid đang hoành hành.
>> Xem thêm: Liệu nhựa sinh học có thể có một chỗ đứng trong ngành sản xuất ô tô