Lucy Hughes, tốt nghiệp đại học Sussex đã tái chế những rác thải khi chế biến cá để tạo ra MarinaTex, một hợp chất nhựa thay thế sử dụng một lần. Đề tài này đã giúp cô dành giải thưởng UK James Dyson Award.
MarinaTex được tạo ra từ vảy và da cá – những phế phẩm thường được xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt.
MarinaTex có màu trong mờ và cấu trúc sợi dẻo dai linh hoạt. Những điều này khiến loại vật liệu này trở thành một trong những cử viên sáng giá để thay thế khi chế tạo những loại bao bì sử dụng một lần như túi hay vỏ gói cho bánh sandwich. Quan trọng hơn hết, vật liệu này có thể tự phân hủy các hầm ủ phân tại gia hoặc trong thùng rác thực phẩm trong vòng bốn đến sáu tuần.
MarinaTex là đề tài năm cuối của Hughes trong khóa học thiết kế sản phẩm ở đại học Sussex, được thiế kế để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho môi trường.
“Tôi không muốn sử dụng những nguyên liệu thuần từ thiên nhiên cho nên đã thử thách bản thân bằng cách khởi đầu với những loại vật liệu phế thải” Hughies nhận xét về đề tài của mình. “Với tôi, một thiết kế tốt phải là một cây cầu nối liền khoảng cách giữa hành động, kinh tế và môi trường”.
Không giống như những loại nhựa phân hủy sinh học hiện tại, MarinaTex của Hughes không yêu cầu các khu vực hay cơ sở hạ tầng chuyên biệt để thu gom chất thải hay xử lý riêng.
Một trong những lợi ích khác của loại vật liệu này là nhu cầu sử dụng năng lượng cực thấp khi sản xuất, kết hợp với nguồn nguyên liệu từ các phế phẩm sẽ làm giảm tối đa ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất.
Theo thống kê của Cơ quan Công nghiệp Cá biển Anh, đất nước này trung bình tạo ra gần 500.000 tấn phế phẩm trong quá trình xử lý cá. Hughies cho biết chỉ cần lượng phế phẩm từ xử lý cá tuyết Đại Tây Dương đã đủ để tạo ra 1400 túi làm bằng MarinaTex.
Trong quá trình nghiên cứu các hợp chất liên kết hữu cơ để tạo ra các tấm vật liệu mẫu của mình, Hughes nghiên cứu các vật liệu dọc theo khu vực bờ biển Sussex và tìm ra agar – một hợp chất có tính kết dính thu được từ thành tế bào của một số loài tảo đỏ.
Thiết kế cuối cùng là thành quả của hơn 100 các thí nghiệm khác nhau nhằm cải thiện và tối ưu hóa hỗn hợp nhựa sinh học. Hầu hết những thí nghiệm này đều được thực hiện ở trong bếp của cô sinh viên này.
Vật liệu này có tính liên kết mạnh, bền và dẻo dai, có độ bền kéo cao hơn LDPE (polyethylene mật độ thấp), vật liệu phổ biến nhất hiện nay cho túi nhựa.
“Điều này chứng minh rằng những lựa chọn đem lại sự phát triển bền vững với môi trường cũng không làm giảm chất lượng thành phẩm” – Hughes nhận xét.
Vào 19 tháng 09, giải James Dyson Award đã công bố MarinaTex là người chiến thắng trong cuộc tranh đua hằng năm tại UK năm 2019.
Đây là giải thưởng hằng năm nhằm vinh danh và phát hiện những sáng tạo hàng đầu từ các sinh viên kỹ thuật hay thiết kế đến từ khắp nơi trên thế giới.
Hughes thắng 2000 bảng ở vòng toàn Anh và sẽ được đề cử đưa lên đánh giá tại vòng toàn thế giới, với giải thưởng cao nhất lên tới 30000 bảng.
Vòng cuối của cuộc thi sẽ được chấm điểm và đánh giá bởi người sáng lập giải Dyson, nhà sáng tạo người Anh James Dyson, người đã tuyên bố vào đầu năm 2019 sẽ di chuyển toàn bộ tổng công ty từ Anh sang Singapore.
Giải thưởng tổng James Dyson năm trước đó thuộc về một nhóm nghiên cứu người Anh bao gồm Nicolas Orellana và Yaseen Noorani. Họ đã sáng chế ra tuốc bin gió dạng chữ O cho các khu vực môi trường đô thị chật chội.
Những sáng chế dành giải trước đó thuộc về thiết bị nhận diện ung thư da mà không cần sử dụng sinh thiết và mũ bảo hiểm giấy gập.