APR, nhóm hoạt động liên ngành được dẫn đầu bởi Unilever đã phát triển một công nghệ dựa trên màu sắc cho phép sản xuất một loại nhựa đen bền vững hơn có thể tái chế ở quy mô lớn. Hiện nay, hầu hết các loại nhựa đen đều phải xử lý theo hình thức chôn lấp.
Một nhóm hoạt động liên ngành bao gồm các công ty thành viên của Hiệp hội các Đơn vị tái chế nhựa (Association of Plastic Recyclers – APR) đã phát triển thành công công nghệ cho phép sản xuất nhựa đen có thể tái chế. APR đã thực hiện dự án cách đay ba năm vì hầu hết các loại nhựa đen thường phải xử lý theo hình thức chôn lấp do hệ thống phân loại rác thải không thể nhận diện các sắc tố màu đen truyền thống.
Theo Unilever, khoảng 15% rác thải nhựa ở Hoa Kỳ được tạo thành từ nhựa đen. Unilever đã khuyến khích APR thành lập một nhóm hoạt động để nghiên cứu các giải pháp tiềm năng giải quyết vấn đề này.
Sau ba năm tiến hành thử nghiệm và kiểm tra các sản phẩm của mình, nhóm đã phát triển thành công công nghệ màu sắc mới để sản xuất nhựa đen bền vững có thể tái chế ở quy mô lớn.
Được dẫn dắt bởi Unilever, APR đã tự phát triển một phương pháp kiểm tra với chi phí thấp để phát hiện nhanh các thành phần trong bao bì nhựa đen dựa trên HDPE và PP bằng công nghệ hồng ngoại gần, theo Melissa Craig, Giám đôc cao cấp về Tính bền vững của bao bì, Unilever Bắc Mỹ. APR bao gồm một số nhà sản xuất sắc tố đã phát triển thành công công nghệ màu sắc và sắc tố mới này. Craig cho biết Unilever đã thử nghiệm một số các thí nghiệm khác nhau của chất tạo màu đen có thể nhận diện này trên một số dòng sản phẩm của mình.
Cam kết và đầu tư vào dự án này là một trong những yếu tố quyết định trong quyết định của Liên minh Bao bì Bền vứng (SPC) để chuyển dịch dần nhựa đen HDPE đáp ứng được nhu cầu của APR và How2Recycle sang thành nhóm nhựa có khả năng tái chế rộng rãi. SPC là một tổ chức môi trường ghi nhận những đóng góp và phát triển có ý nghĩa với môi trường, tái chế bao bì khiến chúng bền vững hơn.
Theo Unilever, chất tạo màu đen nhận diện được này hiện đã có sẵn trên toàn cầu.
Craig cho biết: “Đây là quan hệ hợp tác thật sự giữa APR và các thành viên của nhóm hoạt động Detechable Black/Dark Color Plastic Working Group. Công nghệ mà họ đang phát triển là chất xúc tác để nâng tầm các cuộc thương thảo để khiến cho nhưa đen đã được phân loại nhờ các phương pháp kiểm tra của APR và gán nhãn của How2Recycle có thể được tái chế”.
Unilever đã bắt đầu sử dụng chất tạo màu đen này để sản xuất nhựa đen có thể tái chế sử dụng trong một số dây chuyền đóng gói của mình, trong đó bao gồm sự chuyển đổi lớn trong danh mục sản phẩm Axe (bao gồm 100% nhựa tái chế sau khi đã được sử dụng).