Tìm kiếm sự thành công với vật liệu rPET để sản xuất bao bì?

Khi xem xét đến hàm lượng rPET trong các bao bì đóng gói, việc chú ý đặc biệt tới các biến số xử lý có thể giúp nhà sản xuất đảm bảo thành công về mặt thương mại.

Với ngày càng nhiều công ty sử dụng hoặc coi PET tái chế (rPET) là một thành phần không thể thiếu trong bao bì đóng gói của mình, để đảm bảo thành công về mặt thương mại, các nhà sản xuất cần quan tâm tới các đặc tính có khả năng ảnh hưởng tới quy trình đúc và chất lượng của nó.

Điểm đầu tiên cần chú ý về rPET là nó vẫn là PET. Mặc dù nó có thể có một số thay đổi về thẩm mỹ như thay đổi về màu sắc hay độ trong, rPET vẫn giữ được các đặc tính vật lý chính như độ bền kéo, độ che chắn, khả năng chống va đập hay các đặc tính nhiệt…

Trong khi phần lớn các đặc tính mong muốn đều không thay đổi, nhiều thông số kỹ thuật khác lại đa dạng hơn với các vật liệu tái chế. Ví dụ điển hình có thể nhắc tới là màu sắc, hoặc một đặc tính quan trọng hơn liên quan tới độ nhớt trong trạng thái dung dịch, điều sẽ ảnh hưởng tới cách vật liệu hoạt động trong quá trình phun và thổi.

Hầu hết các cơ sở sản xuất đều đã quá quen với việc xử lý những thay đổi nhỏ trong khi gia công PET. Tuy nhiên, với rPET, các biến thể/thông số kĩ thuật vật liệu có biên độ rộng hơn. Do đó, các loại bao bì hay đóng gói cần được thiết kế sao cho có độ mở khi xử lý rộng hơn.

Khi đánh giá thành phần rPET cho các ứng dụng trong ngành công nghiệp bao bì và đóng gói, chúng phải có đủ tiêu chuẩn giống như đánh giá bất kỳ loại nhựa biến đổi nào. Điều này thường có nghĩa là phải tìm kiếm những thay đổi trong cách mà vật liệu được xử lý trong quá trình phun và thổi, những thay đổi về kích thước hoặc hiệu suất trong các bộ phận được tạo thành.

Các thông số kĩ thuật của vật liệu rộng hơn phải được tính toán chặt chẽ cho đến khi rPET đủ điều kiện. Điều này cũng có thể được liên quan tới sự thay đổi nhà cung cấp, ví dụ như nhựa rPET cho thực phẩm từ nhà cung cấp A sẽ khác với nhà cung cấp B, hay từ lô này cho tới lô kia. Điều này đòi hỏi những nỗ lực thêm trong quá trình đánh giá chất lượng, ví dụ như kích thước mẫu lớn hơn thường được sử dụng để đánh giá nhựa nguyên sinh nhằm nắm bắt những thay đổi nhỏ trong cấu trúc, hình thức hay hiệu suất với các vật liệu có thông số biên độ rộng. Mục đích là đảm bảo tác động của vật liệu lên sản phẩm được hiểu đúng trong quá trình đánh giá chất lượng.

Sự đánh giá chặt chẽ này cũng nên được xem xét thực hiện trong quá trình kiểm tra nguồn vật liệu. Bao bì đóng gói được thu gom để tái chế có tính chất thay đổi theo thời gian và theo vị trí thu gom, vì vậy cần đánh giá các thông số này rộng hơn so với vật liệu nhựa để tạo ra chúng. Việc giám sát nguồn vật liệu đảm bảo các giá trị tiêu chuẩn là rất quan trọng khi tỷ lệ rPET tăng lên.

Và cuối cùng, mỗi chủ sở hữu cũng nên hình dung hình thức kệ chứa có thể chấp nhận được với sản phẩm của họ. Ví dụ, nếu bao bì đóng gói hay lọ chứa của bạn có màu đậm hoặc có vỏ bọc toàn thân thì sự thay đổi về màu sắc, độ trong hay độ bóng là có thể chấp nhận được. Với một số trường hợp, độ trong của bao bì đóng gói hay chai lọ chứa là quan trọng với việc tiếp thị nội dung thì các đặc trưng về hình dáng hay ngoại hình cũng rất quan trọng.

Vậy, tổng hợp lại, mặc dù nhà sản xuất không nên quá mong đợi sự khác biệt đáng kể về cách thức hoạt động của rPET trong quá trình xử lý nhưng có thể thay đổi các yếu tố về bề ngoài như màu sắc và độ trong. Hãy làm việc với những kĩ sư của bạn để bù đắp những ảnh hưởng của các thông số có biên độ rộng trong quá trình xử lý vật liệu để tạo ra những bao bì đóng gói hay chai lọ với kiểu dáng hay chất lượng phù hợp bằng vật liệu tái chế.