Bao bì nhựa sinh học – giải pháp bảo vệ môi trường

(lược dịch từ National geographic)

Rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn đối với môi trường. Người ta lo sợ chỉ sau một trăm năm nữa, nhựa sẽ tràn ngập một phần mười diện tích các đại dương.

Trên thế giới đã có hơn tám trăm tỷ pound nhựa từng được sản xuất, mỗi năm có tới tám tỷ pound nhựa trôi nổi trên đại dương. Nhựa tồn tại trong các sinh vật biển và các sinh vật thủy sinh mà chúng ta nuôi. Nhựa còn được tìm thấy trong muối biển, và trong cả cơ thể người.

Khi càng ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của nhựa tới trái đất, thì các nhà sản xuất đã cố gắng tìm ra một giải pháp thay thế. Và bao bì nhựa sinh học chính là một lựa chọn tiềm năng.

Những điều bạn cần biết về nhựa sinh học

Nhựa sinh học là nhựa được tạo ra từ nguồn gốc sinh học, như ngô hay mía để chuyển thành axit polyactic (PLA), hoặc được tạo ra từ polyhydroxyalkanoates (PHAs). Nhựa PLA thường dùng trong bao bì thực phẩm, trong khi nhựa PHA dùng trong các thiết bị y tế như chỉ khâu và miếng dán tim mạch.

PLA còn được sử dụng trong chai nhựa, đồ dùng, dệt may nên nó là loại nhựa sinh học phổ biến nhất.

“Yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc giảm rác thải nhựa là lượng khí thải carbon”, theo chuyên gia hóa học Ramani Narayan từ đại học bang Michigan.

Quá trình sản xuất nhựa thông thường từ dầu mỏ tương tự như việc giải phóng carbon mắc kẹt dưới lòng đất. Nhựa sinh học không tăng lượng khí thải carbon, do quá trình giải phóng carbon bằng đúng lượng carbon mà thực vật đã hấp thụ trong quá trình phát triển.

Người ta lo sợ việc sản xuất nhựa sinh học sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực nhưng vấn đề này đã được giải đáp. Thay vì dùng thực phẩm (như ngô, chà là..) làm nguyên liệu sản xuất nhựa, thì người ta sử dụng phế phẩm nông nghiệp của chúng (thân và lá cây ngô, thân cây và vỏ của quả chà là…).

nhua-sinh-hoc-san-xuat-tu-phe-pham-nong-nghiep
Nhựa sinh học được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp như vỏ hạt thóc, vỏ cây chà là…

Quá trình trồng cây nguyên liệu cũng đã được cải tiến, vấn đề ô nhiễm môi trường do phân bón và hóa chất nông nghiệp cũng đã được loại bỏ.

Liệu nhựa sinh học có thể bảo vệ môi trường không?

Nhựa sinh học có ưu điểm là có thể phân hủy hoàn toàn, trong khi nhựa từ dầu mỏ phải mất hàng triệu năm để phân hủy.

Trong khi đó, không phải tất cả các loại nhựa từ dầu mỏ có thể tái chế, khiến cho lượng chất thải nhựa ngày càng tăng lên.

Nhờ đặc tính đó, nhựa sinh học đang được gia tăng đáng kể về nhu cầu trong một thập kỷ trở lại đây. Ông Patrick Krieger, giám đốc phụ trách của PatrickICS cho biết người dùng ngày càng quan tâm đến vật liệu thay thế, nên điều đó thúc đẩy nhựa sinh học phát triển.

Những ứng dụng của nhựa sinh học

Những ứng dụng của nhựa sinh học đã bắt đầu xuất hiện trong đời sống, chứ không còn chỉ nằm trên giấy tờ. Ống hút nhựa sinh học, bát đĩa bằng nhựa sinh học, pallet nhựa sinh học, vật dụng trong gia đình như bàn ghế, đồ chơi cho trẻ em… bằng nhựa sinh học đã dần trở nên quen thuộc.

bao-bi-nhua-sinh-hoc
Nhựa sinh học có thể dùng để tạo nên rất nhiều vật dụng như đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, bao bì, pallet…

Một ví dụ điển hình khác là bao bì nhựa sinh học. Hằng năm bao bì nhựa, túi ni lông là loại rác thải nhựa chính thải ra môi trường. Thay thế bao bì nhựa truyền thống bằng bao bì nhựa sinh học là mấu chốt để giảm rác thải nhựa.

Inabata Việt Nam cung cấp nhựa sinh học dùng trong công nghiệp đồ gia dụng và đồ dùng văn phòng. Nhựa sinh học của Inabata đã đạt bằng sáng chế trên hơn 12 quốc gia trên thế giới, đạt nhiều chứng chỉ chất lượng, thỏa mãn yêu cầu chế tạo khó tính nhất.

Sau nhiều năm nghiên cứu phát triển, giá thành nhựa sinh học của Inabata thấp hơn nhiều so với các loại nhựa sinh học trên thị trường, và tương đương với mức giá của các loại nhựa nguồn gốc dầu mỏ.

>> Nếu bạn đang quan tâm đến nhựa sinh học, nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm nguồn nhựa nguyên sinh thân thiện với môi trường, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi