Cách trồng cây dâu tây ở vùng khí hậu nóng

Dâu tây là cây trồng đặc trưng xứ lạnh nhưng nay đã được nghiên cứu và phát triển để trồng ở vùng nhiệt đới, bao gồm cả vùng sa mạc. Cây dâu tây nhiệt đới vẫn sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng quả cao. Hôm nay hãy cùng Inabata tìm hiểu về hướng đi mới cho cây dâu tây này nhé.

  

Thời vụ trồng cây dâu tây nhiệt đới

Bí quyết trồng dâu tây mùa nóng là trồng vào tháng 9 – 10, thời điểm nhiệt độ ban ngày không vượt quá 29 độ C. Khi đó quả dâu tây chín mọng sẽ sẵn sàng chờ thu hái vào mùa đông, không phải mùa xuân hay đầu hè như các vùng ôn đới.

Do đó bạn hãy bắt đầu trồng cây dâu tây mới vào cuối mùa hè, chăm sóc chúng trong bốn tháng và sẵn sàng thu hoạch dâu tây vào tháng giêng.

Trồng và chăm sóc cây dâu tây

Dâu tây có thể trồng từ hạt giống hoặc từ cây con, nhưng nên trồng từ cây con để tăng tỉ lệ nảy mầm và rút ngắn thời gian sinh trưởng. Cây dâu tây ưa đất giàu hữu cơ và thoát nước tốt, trước khi trồng bạn cần làm đất và bón phân chuồng hoai mục.

Dâu tây mọc bụi, nên trồng thưa để thân và nhánh dễ vươn dài. Trồng các cây cách nhau tối thiểu 30 cm. Khi mới trồng dâu tây có thể có hiện tượng héo do đứt rễ, bạn nên che nắng 2-3 ngày sau khi trồng để rễ phát triển trở lại.

Nước tưới rất quan trọng với dâu tây, chiếm tới 80% trọng lượng thân và quả dâu tây. Bạn cần đảm bảo dâu tây được tưới đủ ẩm và không úng nước, nếu nước lắng nhiều thì giảm lượng nước và khơi thông rãnh.

Nên sử dụng tấm phủ nông nghiệp để giữ ẩm tốt cho đất. Màng phủ nông nghiệp Kokage đáp ứng tốt nhu cầu này, ngoài ra còn có công dụng phản quang, tăng khả năng quang hợp và giảm tỷ lệ sâu bệnh dưới lá. Màng phủ Kokage đang được sử dụng cho các trang trại dâu tây ở Mộc Châu.

Khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ lên cao, bạn cần dùng vải đen che phủ cho luống để hạ nhiệt. Chọn loại vải màn, độ che phủ bóng râm 65% là tốt nhất. Có thể trồng thêm các loại cây khác xung quanh để hạ nhiệt cho cả khu vườn. Quan trọng nhất trong thời gian này là duy trì lịch tưới nước.

Cây có đủ chất dinh dưỡng sẽ ra nhánh, tuy nhiên bạn nên tỉa bớt nhánh mới để tập trung dinh dưỡng cho nhánh chính. Mỗi cây chỉ nên để từ 5 – 7 nhánh.

Về phân bón, bạn hãy sử dụng phân bón giàu kali ít phân đạm, hoặc phân hữu cơ vi sinh để bón thúc. Hòa phân bón vào nước và tưới cách gốc 5 – 10 cm. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng phân bón để đảm bảo tỷ lệ, tránh bón quá nhiều khiến cây thọt quả.

Trong những tháng thu hoạch giữa mùa đông đến cuối mùa xuân, màng phủ nông nghiệp càng cho thấy vai trò giữ ấm và ẩm đất. Khi quả dâu tây bắt đầu mọng, có màu đỏ đồng nhất thì bạn đã bắt đầu thu được thành quả. Những quả mọng còn một chút màu trắng vẫn có thể được thu hoạch, chúng sẽ tiếp tục chín trong vài ngày sau khi hái.

Trồng dâu tây nơi khí hậu nóng không chỉ đem đến lợi thế lớn so với cây trồng địa phương, mà còn giúp bạn đa dạng vườn cây của mình. Chúc bạn thành công với cây dâu tây nơi khí hậu nóng.