Dâu tây thuộc loại thân thảo, rễ chùm, dây bò trên mặt đất, phổ biến với khí hậu ôn đới mát mẻ. Bên cạnh những trang trại dâu tây rộng lớn, người ta cũng có thể nhận ra những chậu dâu tây cảnh trong mỗi gia đình, vừa trang hoàng không gian xanh vừa đem đến quả mọng bốn mùa.
Thông thường dâu tây được trồng bằng cây con, tuy nhiên các gia đình có thể áp dụng cách trồng dâu tây bằng hạt cho thu hoạch chỉ sau ba tháng.
Chuẩn bị trước khi gieo trồng
Hạt giống dâu tây có nhiều loại như dâu tây Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand… đều cho quả quanh năm và có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Tuy nhiên đặc tính về nhiệt độ và điều kiện chăm sóc của từng loại có sự khác biệt. Các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn có trên túi hạt giống để chăm sóc cây cho phù hợp.
Hạn sử dụng của túi hạt giống cũng là điều cần lưu ý.
Có hạt giống rồi, bạn cần chậu cây hoặc một thùng xốp để chứa giá thể. Hãy chọn chậu có đường kính miệng từ 20 cm trở lên, sâu trên 20 cm, bạn có thể trồng 3 – 4 cây dâu tây trong đó. Nếu muốn trồng nhiều hơn bạn cần chậu lớn hơn. Sử dụng máng trồng dài cũng là một lựa chọn thú vị.
Đất trồng (giá thể) trồng dâu tây phải đảm bảo yếu tố giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Đó nên là đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha trộn thêm phân bón ủ hoai và xơ dừa. Bạn hãy đảm bảo đất được chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng sau mỗi vụ thu hoạch nhé.
Gieo hạt và chăm sóc dâu tây
Ủ hạt giống dâu tây trong nước ấm trong 6 giờ, sau đó vớt ra và ủ trong khăn ẩm trong 12 giờ cho hạt hút nước và ra nạnh. Sau đó bạn gieo hạt vào chậu rồi phủ một lớp đất mỏng lên. Hãy tiếp tục tưới nước giữ ẩm đất, cây dâu tây sẽ phát triển rễ và nảy mầm. Thời gian dâu tây nảy mầm có thể mất 1 – 2 tuần.
Thời gian tưới nên vào buổi sáng sớm khi mặt trời vừa lên, tưới đủ lượng 150 – 200 ml cho một chậu 3 – 4 cây, nếu đất thoát nước chậm thì giảm lượng tưới. Cây và quả dâu chứa 70% là nước, nên tránh để chậu cây dưới ánh nắng gắt.
Dâu tây dễ mắc bệnh đốm lá do nấm, nếu phát hiện bạn nên ngắt bỏ lá bệnh, nếu chưa dứt điểm thì ngắt bỏ nhánh cây bị bệnh. Khi lá, thân và trái xuất hiện mốc trắng thì cây dâu mắc phải bệnh
Trái dâu cũng có thể nhiễm bệnh phấn trắng, đặc biệt trong giai đoạn quả chín. Khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm tăng cao, bệnh dễ phát sinh, khiến quả bị mốc xám. Bệnh này có thể lây nhanh ra cả quả non và hoa, nếu không phát hiện sớm còn ảnh hưởng đến cả chậu.
Sau khoảng 3 – 4 tháng kể từ khi trồng, cây dâu tây đã bắt đầu cho lứa quả đầu tiên tuy nhiên lứa đầu sẽ không được ngon và mọng nước. Mỗi đợt dâu tây chín cho thu hoạch từ 3 đến 4 tuần, dâu tây chín đỏ và đều cả quả, có mùi thơm nhẹ và mọng nước. Bạn nên hái lần lượt các quả đạt yêu cầu, để lại quả chín chưa đủ độ.
Để thu hoạch, bạn cắt ¼ cuống gần với quả dâu tây. Nên thu hoạch lúc sáng sớm khi mặt trời còn chưa nắng mạnh để tránh hao hụt. Khi thu hái nhiều mà chưa thể tiêu thụ hết, bạn nên bảo quản dâu tây trong túi MA.
Túi MA bảo quản quả dâu tây nhờ khả năng điều chỉnh tỉ lệ không khí bên trong túi, giảm tỉ lệ khí O2, làm chậm quá trình trao đổi chất của quả dâu tây. Nhờ đó trái dâu tươi lâu hơn, ít hao hụt và giữ vẹn nguyên vị tươi ngon như khi vừa mới hái xuống. Công nghệ bảo quản rau củ quả bằng túi MA không sử dụng chất hóa học, hoàn toàn tự nhiên.
Trên đây là cách trồng dâu tây bằng hạt giống, phương pháp đơn giản dễ dàng áp dụng cho mỗi gia đình. Áp dụng đúng cách, bạn và những người thân yêu sẽ được thưởng thức dâu tâu thơm ngon suốt bốn mùa.