Cách trồng dưa leo chưa bao giờ dễ dàng đến thế

Dưa leo hay dưa chuột là loại rau rất đỗi quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày. Dưa leo không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Giá trị cao, trồng được quanh năm, những yếu tố này khiến cho được bà con nông dân rất quan tâm đến cách thức trồng, chăm sóc cây dưa leo.

  

Vụ trồng cây dưa leo

Giống các loại cây bầu bí khác, dưa leo cho năng suất cao nhất khi thời tiết có nhiệt độ cao. Do đó thời vụ chính trồng dưa leo là vào vụ hè thu, bắt đầu từ tháng 5 – 6 và kết thúc vào tháng 7 – 8 dương lịch. Ngoài ra, bà con chúng ta còn trồng dưa leo trong 3 vụ nữa, tuy vậy năng suất không cao bằng vụ hè thu. Khi trồng dưa leo các vụ trong năm, bà con cần lưu ý một số điều sau:

Vụ Hè Thu cho năng suất cao nhất, chất lượng trái dưa leo tốt nhất và ít dịch bệnh gây hại.

Vụ Thu Đông (gieo từ tháng 7-8, thu hoạch tháng 9-10) ít cho trái do mưa nhiều, tỉ lệ thụ phấn và đậu trái giảm. Thời kỳ trổ bông trái non dễ bị thối, dễ bị bệnh đốm phấn.

Vụ Đông Xuân (từ tháng 10-11 đến tháng 12-1) thời tiết lạnh, thường có dịch bọ trĩ và bệnh đốm phấn phát triển mạnh.

Vụ Xuân Hè (từ tháng 1-2 đến tháng 3-4) nhiệt độ cao thích hợp cho cây dưa leo phát triển, tuy nhiên trời nắng mạnh làm nước bốc hơi nhiều, nếu không tưới đủ nước gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Đất trồng dưa leo cũng phải được chăm chút

Dưa leo có bộ rễ yếu, sức hấp thụ kém nên chỉ phù hợp với đất cát pha, đất thịt nhẹ. Những loại đất này thoát thủy tốt, chứa nhiều chất hữu cơ, độ pH ổn định từ 6,5 đến 7,5.

Trước khi lên luống, bà con cần làm đất kỹ và bổ sung chất dinh dưỡng trước mỗi vụ. Lên luống cao khoảng 20 – 25 cm, chừa chỗ để làm giàn đỡ khi cây phát triển. Dưa leo có tỉ lệ nảy mầm cao và nảy mầm nhanh, nên có thể trồng trực tiếp 2, 3 hạt một lỗ. Trồng xong lấp trấu hun sơ lên trên, rồi tưới một lượt nước là được.

Nếu trồng bằng cây con thì trồng mỗi lỗ một cây để tiện chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Trồng dưa leo không cần bón nhiều

Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo không nhiều, chủ yếu là đạm và kali. Dưa leo không chịu được nồng độ phân bón cao nên bà con không nên bón tập trung.

Phương pháp bón phân phổ biến là hòa phân bón trong nước tưới, rồi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để phân phối cho cây. Bổ sung phân bón theo phương pháp này vừa kiểm soát được lượng chất dinh dưỡng bón trong từng giai đoạn phát triển, vừa dễ hấp thụ, vừa tiết kiệm tránh ô nhiễm môi trường đất.

Trong quá trình chăm sóc dưa leo, yếu tố quan trọng nhất là nguồn nước. Thiếu nước ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng và năng suất trái dưa leo. Không những thế, thiếu nước làm giảm sự phát triển và trao đổi chất của dây dưa leo, giảm các chức năng hô hấp, quang hợp của cây dẫn tới thiếu dinh dưỡng. Khô hạn dài ngày còn làm chậm ra hoa, thay đổi giới tính của hoa (hoa cái thành hoa đực) dẫn đến chậm ra quả.

Do đó trong suốt quá trình phát triển cây dưa leo, bà con luôn phải đảm bảo đủ ẩm và đủ nước tưới cho cây. Sau khi trồng cây con, nếu trời nắng thì bà con phải tưới nước đủ 2 lần / ngày. Trong mùa mưa, nếu thấy đất còn ẩm thì ngừng tưới, chỉ tưới khi đất đã thoát hết nước. Bà con cũng cần thường xuyên khai thông rãnh, để đất dễ thoát nước và thông thoáng. Khi dưa leo bắt đầu đậu quả, bà con cần tưới nước thường xuyên hơn, nhưng mỗi lần tưới ít hơn.

Vài năm trước người ta thường cho cây dưa leo bò dưới đất cho dẫn đến giảm số lượng cây trên mỗi đơn vị đất trồng. Do đó càng ngày việc làm giàn cho cây dưa leo bám càng phổ biến. Làm giàn dưa leo giúp giảm tỉ lệ sâu bệnh, tiện chăm sóc hơn cho bà con.

Bà con cũng cần chú ý tỉa nhánh để tập trung dinh dưỡng cho việc tạo trái. Trên mỗi cây dưa leo chỉ nên để nhánh chính và 4-6 nhánh phụ, còn lại bà con nên ngắt bỏ chồi và nhánh phụ để cây ra hoa và trái sớm. Nên loại bỏ nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.

Thu hoạch thành quả

Khi trái dưa leo chuyển sang màu xanh thẫm, kích thước đủ lớn thì bạn đã có thể thu hoạch. Bà con dùng kéo cắt phần cuống, tránh làm ảnh hưởng đến thân cây dưa leo. Bà con cũng nên thu hoạch dưa leo khi trái vừa chín, tránh để trái già dễ bị đắng, hoặc trái chuyển sang màu vàng.

Sau khi thu hoạch, bà con lau sạch trái dưa leo rồi bảo quản trong túi MA. Túi MA được nhiều nhà nông Nhật Bản tin dùng vì công dụng bảo quản sạch và an toàn với sức khỏe con người. Sản phẩm sử dụng công nghệ thay đổi môi trường khí quyển bên trong túi, từ đó làm giảm quá trình chín của rau củ quả. Do trong quá trình bảo quản không sử dụng chất hóa học nên túi MA được tin dùng cho các mặt hàng nông sản có giá trị cao, được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn.

Để có trái dưa leo giá trị cao đòi hỏi người nông dân phải chăm chút cẩn thận từ khâu gieo hạt tới khâu thu hoạch, bảo quản. Chỉ có như vậy thì dưa leo nước nhà mới được bạn bè trong và ngoài nước tin tưởng.