Cách trồng ớt chất lượng cao đủ điều kiện xuất khẩu

Hiện nay giá ớt trên thị trường đang ở mức cao, do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu ớt ngày một tăng. Các nhà vườn đang tích cực tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại cây trồng giá trị cao này.

Đồng Tháp, Ninh Thuận, Tây Nguyên là những vùng trồng ớt lớn trên cả nước, mỗi vụ cho thu hoạch hàng chục nghìn tấn ớt. Tuy thu hoạch lớn như vậy nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu ớt xuất khẩu đang ngày một cao qua từng năm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách thức trồng ớt số lượng lớn đủ điều kiện xuất khẩu cho các nhà vườn.

Thời vụ trồng

Ớt có thể trồng 3 vụ một năm, mỗi vụ kéo dài 4 tháng. Thời điểm thích hợp để bắt đầu gieo trồng ớt là vào đầu tháng 4, tháng 10 và vụ chính vào tháng 10 dương lịch.

Ớt ưa sáng và nhiệt độ ấm áp, nên ở miền nam nước ta các nhà vườn có thể trồng ớt quanh năm, còn miền bắc phải chọn các giống chịu lạnh tốt.

Hiện nay giống ớt được trồng phổ biến là ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, ớt búng, ớt hiểm…

Làm đất

Cây ớt không kén đất trồng. Nhà vườn có thể trồng ớt từ đất cát pha, đất thịt, đất phù sa, đất tribat…

Đất trồng được cày ải, phơi kỹ trong 1 tuần để diệt sâu bệnh trong đất. Dùng máy cày đất và lên luống, mỗi luống cao 20 cm, rộng 1 m. Sau đó đất được bón lót theo tỉ lệ: 100 kg vôi, 1 tấn phân chuồng, 50 kg super lân, 3 kg kali, 2 kg calcium nitrat, 10 kg NPK trên 1000 m2.

Cuối cùng nhà vườn phủ màng phủ phản quang nông nghiệp lên luống để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh cũng như giảm hao hụt phân bón, nước tưới. Bên cạnh đó, màng phủ nông nghiệp của Inabata Việt Nam còn có công dụng tăng khả năng quang hợp, rút ngắn thời gian sinh trưởng, thu hoạch ớt.

Trồng và chăm sóc cây ớt

Ớt chủ yếu gieo trồng từ hạt. Hạt ớt đem ngâm nước ấm trong một tiếng, sau đó phơi hong dưới ánh nắng mặt trời. Hạt hong khô được gieo vào bầu ươm và chăm sóc đến khi lên lá. Khi cây con có từ 4 đến 5 lá thật (sau 30-35 ngày gieo) thì chuyển cây con ra vườn trồng.

Luống rộng 1 mét có thể trồng 2 hàng, mỗi hàng cách nhau 30 – 40 cm. Nhà vườn lưu ý khi trồng bầu cây con thì nên để bầu cao hơn mặt đất khoảng 1/3 bầu, rồi vun đất quanh bầu. Làm vậy để cây con không bị úng nước.

Ớt là cây chịu hạn tốt, không cần tưới nhiều nước, chỉ cần đủ ẩm để bộ rễ phát triển và hút chất dinh dưỡng. Bà con nên áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt (hay tưới thấm) để tiết kiệm nước và duy trì độ ẩm cho phù hợp.

Thường xuyên tỉa bớt cành, lá ở các điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nhờ đó hạn chế sâu bệnh phát triển, cho năng suất cao hơn.

Nên làm giàn bằng tre hoặc bằng dây ni lông dọc theo luống để giúp cây đứng vững. Mỗi luống cắm các cọc ở rìa làm mốc, dùng dây căng dọc theo luống nối với các cọc này, khi cây ớt cao tới đâu thì căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Sau 2 – 3 tháng là nhà vườn có thể thu hoạch ớt. Trái ớt bắt đầu chuyển màu là đạt yêu cầu, nhà vườn ngắt cả cuống trái để trái được tươi lâu hơn.

Nhà vườn có thể tham khảo phương pháp bảo quản mới với túi MA biến đổi khí quyển. Với túi MA, trái ớt sẽ được giữ tươi lâu hơn từ 3 đến 5 tuần nhờ kiểm việc soát tỉ lệ không khí bên trong túi, khiến quá trình trao đổi chất của trái ớt diễn ra chậm hơn. Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng chất hóa học nên đảm bảo chất lượng trái ớt tươi ngon như vừa thu hái.

Trồng cây ớt không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn phát triển một loại nông sản chất lượng để xuất khẩu đến nhiều châu lục. Chúc các nhà vườn thành công trong việc trồng cây ớt.