Dự án eliot phát triển phương pháp tái chế nhựa composite sinh học mới

Một dự án mới của châu Âu, với tên gọi ELIOT, với sự tham gia của nhiều tổ chức, đối tác và sự có mặt của trung tâm ngiên cứu TNO của Hà Lan, đã được khởi động để nghiên cứu và phát triển ở quy mô lớn phương pháp tái chế nhựa composite sinh học mới đầy hứa hẹn, đặc biệt là các nguyên liệu đang được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng không.

Một giải pháp EOL (end-of-life) cho các nguyên liệu nhựa (dựa trên nguyên tắc kinh tế tuần hoàn) sẽ là hướng đi mới bền vững trong ngành vật liệu nói chung và nhựa nói riêng. Điều này rất cần thiết trước kỷ nguyên vũ trụ sắp tới.

Trong suốt quá trình phát triển, nhựa composite hiệu suất cao (high-performance composite) đã được chứng minh là không thể thiếu để làm giảm trọng lượng máy bay, do đó làm giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng như lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Tuy nhiên người ta đã khám phá ra một giải pháp thay thế hiệu quả – loại nhựa composie mới dựa trên các sợi tự nhiên để gia cố và nhựa tổng hợp resin từ những nguồn nguyên liệu có thể tái tạo.

Bỏ qua những ưu điểm mà nhựa composite hiệu suất cao mang lại, hiện vẫn chưa có một giải pháp hiệu quả nào để quản lý toàn bộ chu kỳ sản phẩm khi nó trở thành rác thải. Việc có nhiều loại bộ phần khác nhau và thành phần chính là chất nhiệt rắn khiến thành phẩm rất khó để tái sử dụng.

Điều này khác hoàn toàn khác trong trường hợp của các vật liệu composite sinh học mới, khác với các vật liệu tổng hợp thông thường, không chứa các sợi các-bon có giá trị cao trên thị trường.

AIMPLAS, trung tâm Công nghệ Nhựa, liên kết với dự án ELIOT của châu Âu với mục tiêu phát triển công nghệ tái chế mới tối ưu chi phí để đảm bảo tính bền vững trong các thành phần của ngành hang không. Dự án được bắt đầu vào tháng 7/2020 và sẽ kéo dài 32 tháng. Một trong những đối tác quan trọng trong dự án là trung tâm TNO từ Hà Lan. Dự án sẽ nghiên cứu các phương pháp tái chế khác nhau, bao gồm cả cơ khí, nhiệt học, hóa học và sinh học.

Trong quá trình nghiên cứu giải pháp mới để tái chế vật liệu tổng hợp sinh học dựa trên mục tiêu tuần hoàn kinh tế, dự án sẽ khảo sát các phương pháp tái chế hiện hành để phân tích, tìm ra phương pháp thay thế khả quan nhất. Nhờ đó họ có thể thu nhận các đặc trưng của vật liệu tổng hợp sinh học và kiểm nghiệm ở quy mô lớn hơn trong phòng thí nghiệm. Cuối cùng, dự án được kỳ vọng sẽ có thể chứng minh tính khả thi của phương pháp mới ở quy mô tiền công nghiệp.

Dự án ELIOT nhận nguồn vốn đầu tư từ chương trình nghiên cứu và phát triển European Union’s Horizon 2020 trong hạng mục của Clean Sky Joint Technology Initiative dưới thỏa thuận xác nhận số 886416.