Nhà thiết kế Alice Potts cùng sáng chế “Tấm chắn bảo vệ mặt” từ vật liệu sinh học

Nhà thiết kế Alice Potts mới đây đã cho ra mắt những tấm chắn bảo vệ mặt – một dụng cụ vô cùng hữu ích trong tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu – được thiết kế và sản xuất bằng cách kết hợp những chất thải thực phẩm thừa cùng với một số loài hoa trồng trong công viên London, phục vụ cho buổi triển lãm National Gallery of Victoria Triennial 2020.

Potts cho biết những tấm chắn giọt bắn do cô tự tay sản xuất đều có khả năng phân hủy sinh học, được chế tạo từ những chất thải thực phập thu thập tại Londan như là một giải pháp thay thế cho những phụ kiện bảo vệ cá nhân được làm từ nhựa sử dụng một lần.

Được đặt tên là Dance Biodegradable Personal Protective Equipment – Thiết bị bảo vệ cá nhân có khả năng phân hủy sinh học (DBPPE) – Post Covid Facemask, tấm chắn sẽ được triển lãm tại National Gallery of Victoria Triennial 2020 tại Melbourne.

Nhà thiết kế đã tạo ra 20 tấm chắn giọt bắn cho buổi triển lãm. Mỗi chiếc được sản xuất với phần in 3D ở trên cùng kết hợp với tấm chắn bằng nhựa sinh học. Màu sắc cũng như cấu trúc của mỗi chiếc tấm chắn này đều phụ thuộc vào loại thực phẩm nguyên liệu để sản xuất và loại hoa được dùng để nhuộm màu.

Potts chia sẻ: “ Sản phẩm này được tạo ra với cơ sở là chất thải thực phẩm, loại màu sắc thì phụ thuộc vào cách mà những chất thải này được ném ra ngoài.” “Những nguyên liệu này thường được tôi thu thập từ những chợ thực phẩm địa phương, từ những đơn vị mổ thịt hay từ hộ gia đình.”

“Hầu hết các lọa rau đều có thể trở thành những loại thuộc nhuộm với các loại hoa quả đóng vai trò như là đường tự nhiên để tạo độ linh hoạt cho nhựa sinh học, trong khi đó protein có thể được sử dụng để tạo độ bền và sức dẻo dai của nhựa,” Potts cũng chia sẻ thêm.

“Mọi màu sắc đều hoàn toàn là theo mùa, phụ thuộc vào giai đoạn mà bông hoa ấy đang nở, cách mà những loại rau củ quả đang mọc, đang phát triển ở xung quanh London.”

Sau khi tấm chắn giọt bắn này được triển lãm tại National Gallery of Victoria Triennial 2020 vào tháng 12, Potts sẽ đưa thiết kế và công thức loại nhựa sinh học này cho mọi người để trở thành thiết kế mở.

“Tôi muốn kết hợp những ưu thế của công nghệ với tính bền vững để tạo thành một loại khuôn mẫu cho các loại tấm chắn giọt bắn mà có thể sản xuất dễ dàng bằng cách in 3D với các nguyên liệu nhựa có thể tái chế kết hợp với những công thức nhựa sinh học cho mặt chắn để mọi người đều có thể tự làm tại nhà.” Cô nói:

Potts tin rằng những tấm chắn giọt bắn có thể phân hủy sinh học là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn là các sản phẩm làm từ nhựa, những loại vật liệu mà đang được coi như là “rác thải sinh hoạt”.

Potts cũng cho hay: “nhựa là một vật liệu tuyệt vời, đã cho phép chúng ta có thể du hành ra ngoài không gian, lặn xuống dưới đáy biển sâu, chế tạo ra những máy thở mà chúng ta cần hơn bao giờ hết để cứu nhiều sinh mạng.”

“Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, tôi không nghĩ những vật liệu như nhựa là vật liệu cần phải có và cần phải sử dụng hàng ngày. Chúng tôi không tiếp xúc với mức độ Covid cao như ở bệnh viện hay tuyến đầu nên tôi không nghĩ cần cùng một loại chất liệu cho những tấm chắn giọt bắn này.”

“Nhựa sinh học sẽ vẫn cung cấp mức độ bảo vệ tương đối mà đi kèm với khả năng phân hủy sinh học.”

Nhà thiết kế tin tưởng rằng, trong tình trạng khí thải CO2 đang tăng mạnh trở lại sau khi giảm đáng kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch, chúng ta càng phải quan tâm hơn tới ảnh hưởng của chính mình tới môi trường.

“Nhựa sử dụng một lần vẫn sẽ là một loại vật liệu quan trọng tuy nhiên tôi nghĩ chúng ta cần học cách tái chế và tái sử dụng chúng trước. Và có những nét đẹp rất riêng với không chỉ tấm chắn, nội thất hay những phụ kiện thời trang khi mà chúng hoàn toàn mang hơi hướng theo mùa.” Potts chia sẻ.

Potts bắt đầu dự án của cô sau khi anh trai cô, một nhân viên y tế thông báo về việc thiếu các vật dụng bảo vệ cá nhân khi bắt đầu đại dịch.

“Tôi bắt đầu tạo ra những chiếc tấm chắn giọt bắn đầu tiên để đáp lại tình trạng thiếu những vật dụng bảo vệ cá nhân sau khi anh trai tôi, một nhân viên y tế thông báo và một tình nguyện viên tại các nhà chăm sóc, trước khi đối mặt với phương diện bền vững của nhựa sử dụng một lần.” Potts nói.

“Tôi nghĩ rằng tôi sẽ nói với tất cả chúng ta rằng, rất khó để có thể nhìn thấy những người mà bạn biết, những người bạn từng làm việc chung hay những người mà bạn yêu thương phải vật lộn với đại dịch.”

Potts đã thí nghiệm dể tạo ra vật liệu mới trong nhiều năm và trước đó đã tạo ra những bộ quần áo được trang trí bằng pha lê thiết kế từ mồ hôi của người.

Tấm chắn giọt bắn của cô là một trong số 30 tác phẩm mới được triển lãm tại NGV, nơi sẽ triển lãm 87 dự án khách nhau bởi hơn 100 nhà thiết kế, nghệ nhân và tập thể từ 33 quốc gia trên thế giới.

Nghệ sĩ và nhà thiết kế Porky Hefer cũng cống hiến công trình làm việc khám phá ảnh hưởng của môi trường tới 5 loại sinh vật biển biến dị để cảnh báo lại tình trạng ô nhiễm đại dương.

Nhà thiết kế Alice Potts cùng sáng chế “Tấm chắn bảo vệ mặt” từ vật liệu sinh học

Nhà thiết kế Alice Potts mới đây đã cho ra mắt những tấm chắn bảo vệ mặt – một dụng cụ vô cùng hữu ích trong tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu – được thiết kế và sản xuất bằng cách kết hợp những chất thải thực phẩm thừa cùng với một số loài hoa trồng trong công viên London, phục vụ cho buổi triển lãm National Gallery of Victoria Triennial 2020.

Potts cho biết những tấm chắn giọt bắn do cô tự tay sản xuất đều có khả năng phân hủy sinh học, được chế tạo từ những chất thải thực phập thu thập tại Londan như là một giải pháp thay thế cho những phụ kiện bảo vệ cá nhân được làm từ nhựa sử dụng một lần.

Được đặt tên là Dance Biodegradable Personal Protective Equipment – Thiết bị bảo vệ cá nhân có khả năng phân hủy sinh học (DBPPE) – Post Covid Facemask, tấm chắn sẽ được triển lãm tại National Gallery of Victoria Triennial 2020 tại Melbourne.

Nhà thiết kế đã tạo ra 20 tấm chắn giọt bắn cho buổi triển lãm. Mỗi chiếc được sản xuất với phần in 3D ở trên cùng kết hợp với tấm chắn bằng nhựa sinh học. Màu sắc cũng như cấu trúc của mỗi chiếc tấm chắn này đều phụ thuộc vào loại thực phẩm nguyên liệu để sản xuất và loại hoa được dùng để nhuộm màu.

Potts chia sẻ: “ Sản phẩm này được tạo ra với cơ sở là chất thải thực phẩm, loại màu sắc thì phụ thuộc vào cách mà những chất thải này được ném ra ngoài.” “Những nguyên liệu này thường được tôi thu thập từ những chợ thực phẩm địa phương, từ những đơn vị mổ thịt hay từ hộ gia đình.”

“Hầu hết các lọa rau đều có thể trở thành những loại thuộc nhuộm với các loại hoa quả đóng vai trò như là đường tự nhiên để tạo độ linh hoạt cho nhựa sinh học, trong khi đó protein có thể được sử dụng để tạo độ bền và sức dẻo dai của nhựa,” Potts cũng chia sẻ thêm.

“Mọi màu sắc đều hoàn toàn là theo mùa, phụ thuộc vào giai đoạn mà bông hoa ấy đang nở, cách mà những loại rau củ quả đang mọc, đang phát triển ở xung quanh London.”

Sau khi tấm chắn giọt bắn này được triển lãm tại National Gallery of Victoria Triennial 2020 vào tháng 12, Potts sẽ đưa thiết kế và công thức loại nhựa sinh học này cho mọi người để trở thành thiết kế mở.

“Tôi muốn kết hợp những ưu thế của công nghệ với tính bền vững để tạo thành một loại khuôn mẫu cho các loại tấm chắn giọt bắn mà có thể sản xuất dễ dàng bằng cách in 3D với các nguyên liệu nhựa có thể tái chế kết hợp với những công thức nhựa sinh học cho mặt chắn để mọi người đều có thể tự làm tại nhà.” Cô nói:

Potts tin rằng những tấm chắn giọt bắn có thể phân hủy sinh học là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn là các sản phẩm làm từ nhựa, những loại vật liệu mà đang được coi như là “rác thải sinh hoạt”.

Potts cũng cho hay: “nhựa là một vật liệu tuyệt vời, đã cho phép chúng ta có thể du hành ra ngoài không gian, lặn xuống dưới đáy biển sâu, chế tạo ra những máy thở mà chúng ta cần hơn bao giờ hết để cứu nhiều sinh mạng.”

“Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, tôi không nghĩ những vật liệu như nhựa là vật liệu cần phải có và cần phải sử dụng hàng ngày. Chúng tôi không tiếp xúc với mức độ Covid cao như ở bệnh viện hay tuyến đầu nên tôi không nghĩ cần cùng một loại chất liệu cho những tấm chắn giọt bắn này.”

“Nhựa sinh học sẽ vẫn cung cấp mức độ bảo vệ tương đối mà đi kèm với khả năng phân hủy sinh học.”

Nhà thiết kế tin tưởng rằng, trong tình trạng khí thải CO2 đang tăng mạnh trở lại sau khi giảm đáng kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch, chúng ta càng phải quan tâm hơn tới ảnh hưởng của chính mình tới môi trường.

“Nhựa sử dụng một lần vẫn sẽ là một loại vật liệu quan trọng tuy nhiên tôi nghĩ chúng ta cần học cách tái chế và tái sử dụng chúng trước. Và có những nét đẹp rất riêng với không chỉ tấm chắn, nội thất hay những phụ kiện thời trang khi mà chúng hoàn toàn mang hơi hướng theo mùa.” Potts chia sẻ.

Potts bắt đầu dự án của cô sau khi anh trai cô, một nhân viên y tế thông báo về việc thiếu các vật dụng bảo vệ cá nhân khi bắt đầu đại dịch.

“Tôi bắt đầu tạo ra những chiếc tấm chắn giọt bắn đầu tiên để đáp lại tình trạng thiếu những vật dụng bảo vệ cá nhân sau khi anh trai tôi, một nhân viên y tế thông báo và một tình nguyện viên tại các nhà chăm sóc, trước khi đối mặt với phương diện bền vững của nhựa sử dụng một lần.” Potts nói.

“Tôi nghĩ rằng tôi sẽ nói với tất cả chúng ta rằng, rất khó để có thể nhìn thấy những người mà bạn biết, những người bạn từng làm việc chung hay những người mà bạn yêu thương phải vật lộn với đại dịch.”

Potts đã thí nghiệm dể tạo ra vật liệu mới trong nhiều năm và trước đó đã tạo ra những bộ quần áo được trang trí bằng pha lê thiết kế từ mồ hôi của người.

Tấm chắn giọt bắn của cô là một trong số 30 tác phẩm mới được triển lãm tại NGV, nơi sẽ triển lãm 87 dự án khách nhau bởi hơn 100 nhà thiết kế, nghệ nhân và tập thể từ 33 quốc gia trên thế giới.

Nghệ sĩ và nhà thiết kế Porky Hefer cũng cống hiến công trình làm việc khám phá ảnh hưởng của môi trường tới 5 loại sinh vật biển biến dị để cảnh báo lại tình trạng ô nhiễm đại dương.