Tương lai của nhựa tái chế ở Australia

Chính phủ Australia mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát về tái chế và chất thải nhựa.

Kết quả của cuộc khảo sát sẽ được công bố chính thức vào cuối năm nay, trước đó các học giả của đại học Sydney đã có những kết luận ban đầu.

Đại học Sydney là đại học đứng đầu tại Úc, và thứ hai trên toàn cầu trong bảng xếp hạng tác động của giáo dục đại học trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững do tạp chí Times bình chọn.

Mặc dù nhận thức rõ ràng hơn, nhựa đang được sử dụng nhiều hơn

Tiến sĩ Lisa Heinze từ viện môi trường Sydney nói rằng: trong khi công chúng nhận thức rõ ràng hơn các vấn đề do rác thải nhựa gây ra, thì mức tiêu thụ vẫn không giảm.

“Các bãi rác, cảnh quan, hệ thống thoát nước của chúng tôi đang kẹt trong nhựa. Mặc dù các chiến dịch “không nhựa” được tổ chức thường xuyên, nhu cầu toàn cầu về nhựa đang gia tăng, và tỷ lệ tái chế nhựa trên toàn quốc là dưới 10%”.

“Tôi hoan nghênh các cuộc khảo sát của NSW về tương lai của nhựa, bao gồm việc cân nhắc loại bỏ/ thay thế dần các loại nhựa trong ngắn hạn và dài hạn”.

Tái chế vẫn ở tỷ lệ phần trăm “một chữ số”

Giám đốc điều hành của Trung tâm Warren – Asheley Brinson – cho biết thay vì giải quyết về đề nhựa thông qua tái chế, các kỹ sư phải xem xét thay thế/ loại bỏ nhựa và bao bì sử dụng một lần.

“Các kỹ sư hướng tới tương lai đang làm việc đế thiết kế các vấn đè của các sản phẩm tiêu dùng có vòng đời ngắn và bao bì nhựa sử dụng một lần lãng phí thay vì chỉ áp dụng xử lý và tái chế thất thải cuối cùng đường ống”.

“Sau 70 năm nhựa hiện đại, hầu hết các nền kinh tế vẫn chỉ đạt được tỷ lệ tái chế nuhwaj ở mức một con số và việc phân loại nhựa không thể đối phó với khối lượng khổng lồ nhựa thải ra môi trường”.

Tái chế nhựa là ưu tiên của nhà nước

Giáo sư Ali Abbas từ trường kỹ thuật hóa học và phân tử sinh học là một chuyên gia trong nền kinh tế vòng tròn – hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ chất thải độc hại và tái sử dụng tài nguyên.

Theo ông, “ưu tiên hàng đầu của chính quyền là giảm thiểu rác thải nhựa”. Giáo sư Abbas cho biết nền kinh tế xoay vòng là giải pháp giải quyết thách thức về rác thải nhựa và rác thải nói chung.

“Chính sách này nhằm tạo điều kiện cho việc tái chế càng nhiều càng tốt, cũng như giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường”.